Cách phân tích văn xuôi trong đề thi tốt nghiệp THPT để đạt điểm cao

Đã kiểm duyệt nội dung

cach phan tich van xuoi trong de thi tot nghiep thpt de dat diem cao

Cách phân tích văn xuôi trong đề thi tốt nghiệp THPT để đạt điểm cao

I. Những tác phẩm văn xuôi có thể xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia

– Trong đề thi THPT quốc gia, bên cạnh việc yêu cầu phân tích về một đoạn thơ, khổ thơ thì phân tích tình huống truyện, nhân vật, chi tiết đặc sắc trong một tác phẩm văn xuôi cũng là đề bài thường gặp. Đề thi sẽ tập trung chủ yếu vào các tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn lớp 12, vì vậy các em cần nắm vững những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật tác phẩm.

– Những tác phẩm văn xuôi lớp 12 mà các em cần quan tâm:

+ Truyện ngắn:

  • Vợ chồng A Phủ
  • Vợ nhặt
  • Chiếc thuyền ngoài xa
  • Rừng xà nu

+ Tùy bút:

  • Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

+ Kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Trong cấu trúc đề thi năm nay sẽ có thêm câu hỏi phụ với nội dung nâng cao (từ 0,5-1 điểm) nhằm đánh giá, phân loại năng lực của thí sinh. Nội dung câu hỏi phụ sẽ xoay quanh những nội dung như: Nhận xét, phân tích hiệu quả nghệ thuật, giá trị (nhân đạo và hiện thực) của tác phẩm.

II. Các dạng bài Phân tích văn xuôi thường gặp

Mỗi tác phẩm văn xuôi, dù là truyện ngắn, tùy bút hay kịch đều có phạm vi nội dung tương đối rộng, vì vậy đề thi sẽ không yêu cầu thí sinh phân tích toàn bộ tác phẩm mà thường “cắt lát” nhỏ và yêu cầu học sinh phân tích/cảm nhận về một vấn đề/phương diện nào đó trong tác phẩm. Có 3 dạng bài thường xuất hiện trong đề thi mà các em cần chú ý như:

Đọc thêm:
Đáp án đề thi môn Vật lý THPT năm 2022 mã đề 201 đến 234

– Phân tích nhân vật- Phân tích tình huống truyện- Phân tích một nội dung/chi tiết đặc sắc.

III. Cách phân tích văn xuôi đạt điểm cao

– Dù đề thi đưa ra bất kì dạng bài phân tích nào, các em có thể áp dụng quy trình 3 bước như sau:

  • Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài
  • Bước 2: Xây dựng dàn ý
  • Bước 3: Viết bài

1. Dàn ý chung dùng cho đề nghị luận tác phẩm văn xuôi

dan y chung cho de nghi luan tac pham van hoc

2. Dàn ý cho dạng đề phân tích nhân vật

>> Tham khảo Dàn ý Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa tại đây

3. Dàn bài cho dạng đề Phân tích tình huống truyện

dan bai cho dang de phan tich tinh huong truyen

4. Dàn bài cho dạng đề Phân tích một nội dung/chi tiết đặc sắc

dan y cho dang de phan tich mot chi tiet dac sac

>> Tham khảo Dàn ý Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện Rừng xà nu tại đây.

Khi viết bài phân tích văn xuôi (nghị luận văn học) để đạt kết quả tốt các em cũng cần chú ý xây dựng bố cục bài viết rõ ràng (theo cấu trúc Mở bài- Thân bài-Kết bài). Trình bày, diễn giải nội dung cần đảm bảo tính mạch lạc, logic, bài viết cần thống nhất về nội dung, giữa các ý cần có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau. Khi phân tích văn xuôi các em cần tránh lối diễn nôm, kể chuyện về tác phẩm mà cần tập trung làm nổi bật nội dung mà đề bài yêu cầu.

Đọc thêm:
26, 27,28 điểm khối A nên chọn trường nào?

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-phan-tich-van-xuoi-trong-de-thi-tot-nghiep-thpt-de-dat-diem-cao-64405n.aspx Trên đây chúng tôi đã “bật mí” với các em về Cách phân tích văn xuôi trong đề thi tốt nghiệp. Hi vọng rằng nội dung bài viết đã mang đến cho các em những thông tin thực sự hữu ích cho quá trình viết bài của mình. Bên cạnh đó Công thức đại số, giải tích môn Toán ôn thi tốt nghiệp THPT cũng là nội dung mà các em cần quan tâm khi ôn tập cho kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Các em có thể tham khảo để củng cố kịp thời những kiến thức quan trọng cho môn đại số, giải tích.

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button