Tên tiếng Anh của các châu lục

Đã kiểm duyệt nội dung

Tên tiếng Anh của các châu lục

ten tieng anh cua cac chau luc

Tên tiếng Anh của các châu lục

Bài viết bao gồm nội dung gì?

– Sự thay đổi trong cách chia châu lục và đại dương trên thế giới- Các châu lục trên thế giới- Các đại dương trên thế giới

Sự thay đổi trong cách chia châu lục và đại dương trên thế giới

Trước khi phát hiện ra châu Nam Cực, con người biết đến 5 châu 4 biển như ông bà ta thường nói. 5 châu bao gồm châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ & châu Úc (hay châu Đại Dương), 4 đại dương gồm có Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. Châu Nam Cực được phát hiện lần đầu tiên năm 1820, nhưng phải đến năm 1895 mới được xác nhận, từ đó thế giới bao gồm 6 châu lục và 4 đại dương.

Tính đến thời điểm hiện nay, số châu lục và đại dương một lần nữa thay đổi thành 7 châu lục và 5 đại dương. Đây là quy ước của các hiệp hội địa lý quốc tế và cũng là quy ước đang được Liên Hợp Quốc công nhận. Trong đó, châu Mỹ được chia thành 2 châu lục mới là châu Bắc Mỹ và châu Nam Mỹ. Đại dương thứ 5 được thêm vào là Nam Băng Dương (còn gọi là Nam Đại Dương).

Sự thay đổi lần thứ nhất là do sự thay đổi trong nhận thức của nhân loại sau các cuộc nghiên cứu và thám hiểm của các nhà khoa học trên thế giới. Sự thay đổi lần thứ hai một phần là do quy ước của các tổ chức uy tín trên toàn cầu, dẫn đến cách chia thay đổi.

Đọc thêm:
Đoạn văn miêu tả con vật bạn yêu thích bằng tiếng Anh có dịch: chó và mèo

Các châu lục trên thế giới

Asia – Châu Á: còn gọi là Á Châu, là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu, chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất.

Europe – Châu Âu: là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, được coi là lục địa chỉ là sự phân biệt thuần về văn hóa hơn là địa lý, có diện tích nhỏ thứ 2 thế giới chỉ lớn hơn Châu Đại Dương.

Africa – Châu Phi: còn gọi là Phi Châu, là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số (sau châu Á), thứ ba về diện tích (sau châu Á và châu Mỹ). Châu Phi là phần lớn nhất trong số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái Đất.

North America – Châu Bắc Mỹ: là phần phía bắc của châu Mỹ, một lục địa nằm ở Bắc Bán cầu của Trái Đất, phía đông của Thái Bình Dương và phía tây của Đại Tây Dương, phía nam của Bắc Băng Dương.

South America – Châu Nam Mỹ: là phần lục địa nằm ở phía tây của Nam bán cầu Trái Đất thuộc châu Mỹ.

Australia – Châu Đại Dương, còn gọi là Châu Úc, là châu lục có diện tích nhỏ nhất thế giới, bao phủ Australia lục địa, Tasmania, Tân Guinea, cùng các đảo ở giữa chúng.

Đọc thêm:
Top Website học tiếng Anh Online tốt nhất, Hellochao, Duolingo, Topica Native

Antarctica – Châu Nam Cực: là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu.

Các đại dương trên thế giới

Pacific Ocean – Thái Bình Dương: là đại dương lớn nhất địa cầu, nó trải dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc đến Nam Băng Dương ở phía nam, bao quanh là châu Á và châu Úc ở phía tây và châu Mỹ ở phía đông.

Atlantic Ocean – Đại Tây Dương: là đại dương lớn thứ 2 trên Trái Đất và chiếm khoảng 1/5 diện tích hành tinh.

Indian Ocean – Ấn Độ Dương: bao phủ 20% diện tích mặt nước trên Trái Đất, tên gọi được đặt theo tên của Ấn Độ.

Arctic Ocean – Bắc Băng Dương: là đại dương nhỏ nhất trong năm đại dương của Trái Đất, bao quanh cực Bắc, nơi đây băng tuyết bao phủ hoàn toàn vào mùa đông và một phần quanh năm.

Southern Ocean – Nam Băng Dương hay Nam Đại Dương: là đại dương nhỏ nằm xa nhất về phía nam của đại dương thế giới.

https://thuthuat.taimienphi.vn/ten-tieng-anh-cua-cac-chau-luc-45123n.aspx Bên cạnh các châu lục thì tên hành tinh bằng tiếng Anh bạn cũng nên tìm hiểu để có thêm những kiến thức về ngoại ngữ và thiên văn, tên hành tinh bằng tiếng Anh đề cập đến 8 hành tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Trái Đất.

Đọc thêm:
Quy tắc sử dụng dấu phẩy đúng cách trong tiếng Anh

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button