Ý nghĩa nhan đề bảo kính cảnh giới ngắn gọn, hay nhất

Đã kiểm duyệt nội dung

Đề bài: Ý nghĩa nhan đề Bảo kính cảnh giới

y nghia nhan de bao kinh canh gioi ngan gon hay nhat

Bảo kính cảnh giới đọc hiểu

1. Ý nghĩa nhan đề Bảo kính cảnh giới – mẫu số 1:

“Bảo kính cảnh giới” một chùm thơ gồm có 62 bài thơ, nằm trong tập “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi. Nhan đề “Bảo kính cảnh giới” chứa đựng ý nghĩa “gương báu răn mình”. Từ đây, Ức Trai đã khéo léo bày tỏ những nội dung mang tính giáo huấn, những trăn trở, suy tư về thế sự, con người qua các vần thơ. Bên cạnh đó, “Bảo kính cảnh giới” cũng thường ghi lại khoảnh khắc đời thường, an yên, sống gắn bó với thiên nhiên của thi nhân. Qua đó, độc giả dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn tinh tế, lãng mạn ở bậc lương thần như Nguyễn Trãi.

2. Ý nghĩa nhan đề Bảo kính cảnh giới – mẫu số 2:

“Bảo kính cảnh giới” là chùm thơ nổi tiếng của Nguyễn Trãi, được rút ra từ tập thơ Nôm “Quốc âm thi tập”. Nhà thơ thật khéo léo khi đặt tên nhan đề là “Bảo kính cảnh giới” với ý nghĩa gương báu, lời răn dạy bản thân. Để rồi, hầu hết các tác phẩm thuộc chùm thơ này đều hàm chứa nội dung giáo huấn đạo đức, lối sống con người. Đồng thời, khéo léo thể hiện những suy nghĩ, trăn trở không nguôi của Ức Trai về dân tộc, đất nước. Như vậy, đọc chùm thơ này, ta càng thêm hiểu hơn con người Nguyễn Trãi – một bậc quân trung suốt đời lo việc nước, việc dân.

Đọc thêm:
Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về tình yêu đất nước

Noi dung Bao kinh canh gioi

Nhan đề, nội dung Bảo kính cảnh giới hay

3. Ý nghĩa nhan đề Bảo kính cảnh giới – mẫu số 3:

Trong tập thơ chữ Nôm “Quốc âm thi tập”, hầu hết nhan đề của các chùm thơ đều chứa đựng một ý nghĩa nào đó. Chẳng hạn như “Ngôn chí” là “nói lên chí hướng”, “Tự thuật” là “tự nói về mình”. Tương tự như vậy, nhan đề “Bảo kính cảnh giới” có nghĩa là “gương báu răn mình”. Đặt nhan đề này, Ức Trai khéo léo đề cập đến những bài học đạo đức, phẩm chất nhằm giáo huấn con người. Đồng thời, thể hiện sự suy tư, băn khoăn của thi nhân về xã hội bấy giờ. Song, “Bảo kính cảnh giới” không hề khô khan với các nội dung mang tính giáo dục. Chùm thơ còn gợi lên những bức tranh thiên nhiên, khoảnh khắc an yên khi tác giả sống cuộc sống giản dị, bình yên nơi thôn dã. Qua đây, người đọc càng thêm ngưỡng mộ tài năng nghệ thuật đỉnh cao cùng tâm hồn cao đẹp của vị anh hùng dân tộc – Nguyễn Trãi.

Để hiểu hơn về tác phẩm Bảo Kính cảnh giới, các em có thể xem thêm nhiều bài văn mẫu như Phân tích Bảo kính cảnh giới, bài 43; Phân tích bức tranh thiên nhiên trong Bảo kính cảnh giới, bài 43; Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua Bảo kính cảnh giới, bài 43. Hay các em cùng xem thêm bài văn nói về ý nghĩa nhan đề tác phẩm như: Ý nghĩa nhan đề Dưới bóng hoàng lan ngắn gọn để trau dồi, nâng cao kỹ năng viết này .

Đọc thêm:
Thuyết minh về bữa cơm tất niên ngày tết

4. Ý nghĩa nhan đề Bảo kính cảnh giới – mẫu số 4:

Nguyễn Trãi thật tài tình khi đặt nhan đề cho chùm thơ của mình là “Bảo kính cảnh giới”. Nhan đề này có nghĩa là “gương báu răn mình”. Với ý nghĩa sâu sắc như vậy, nhà thơ đã khéo léo khuyên răn chính mình và hậu thế, đồng thời, khuyên mỗi người phải biết tự răn dạy bản thân. Từng câu chữ, vần thơ của ông đều hàm chứa những triết lí, điều hay lẽ phải. Tất cả đều góp phần hướng con người tới nhân cách cao cả, phẩm chất tốt đẹp. Qua đây, độc giả hiểu rõ hơn về tấm lòng, tư tưởng của một bậc lương thần trọn đời vì nước, vì dân.

5. Ý nghĩa nhan đề Bảo kính cảnh giới – mẫu số 5:

Không màu mè, bóng bảy, Nguyễn Trãi đặt tên cho chùm thơ của mình một cách rất giản dị. Lấy tên là “Bảo kính cảnh giới”, nhà thơ muốn đề cập tới việc con người phải tự răn dạy chính bản thân “gương báu răn mình”. Thông qua đó, rèn luyện và bồi dưỡng những lối sống, đạo đức tốt đẹp. Xuyên suốt các tác phẩm thuộc chùm thơ “Bảo kính cảnh giới”, Ức Trai vô cùng khéo léo khi đan cài nhiều nội dung khác nhau như: miêu tả bức tranh thiên nhiên, cuộc sống đời thường bình yên; bày tỏ tâm tư, suy nghĩ về thế sự;… Để rồi, người đọc dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn phong phú của Nguyễn Trãi. Đồng thời, thấy được tư tưởng, cốt cách cao cả của bậc quân trung.

Đọc thêm:
Nhân ngày 20/11 kể cho các bạn nghe về kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://thuthuat.taimienphi.vn/y-nghia-nhan-de-bao-kinh-canh-gioi-75133n.aspx Tìm hiểu về nhan đề là bước quan trọng để tìm hiểu về nội dung của tác phẩm. Mong rằng, những đoạn văn mẫu bên trên sẽ giúp các em có thêm định hướng khi làm bài. Đừng quên thường xuyên ghé thăm trang để cập nhật nhiều bài văn mẫu lớp 10 hay khác.

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button