Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc

viet doan van trinh bay cam nhan ve mot cau tho hoac mot hinh anh trong bai tho mua xuan chin cua han mac tu da goi cho ban nhieu an tuong va cam xuc

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hay một hình ảnh gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử

I. Dàn ý Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc

1. Mở đoạn:- Giới thiệu về câu thơ hoặc hình ảnh trong bài thơ “Mùa xuân chín” gợi cho em nhiều ấn tượng và cảm xúc.2. Thân đoạn:- Ấn tượng của em khi đọc câu thơ hoặc hình ảnh đó là gì?- Ý nghĩa câu thơ/ hình ảnh đó trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.3. Kết đoạn:- Khẳng định lại ấn tượng của em về câu thơ/hình ảnh thơ trong bài “Mùa xuân chín”.

II. Đoạn văn mẫu tham khảo: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc

1. Đoạn văn mẫu số 1

Trong bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, em ấn tượng nhất với câu thơ “Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”. Hình ảnh “làn nắng ửng” gợi cho người đọc về một ngày mới bắt đầu bằng nắng sớm trong trẻo, tươi mới chứ không phải cái nắng chói chang, gay gắt của mùa hè. Trong khi đó, “khói mơ tan” có thể là khói phát ra từ những căn bếp trong buổi sáng sớm hoặc cũng có thể là làn sương khói tinh mơ kết hợp với “làn nắng ửng” tạo cảm giác khói đang dần tan biến để nhường chỗ cho nắng mới lên. Dưới màu vàng nhạt của nắng mới, hình ảnh “đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng” để lại cho em những hình dung về cảnh làng quê yên bình. Đó không chỉ là màu vàng của nắng mà còn là màu vàng của những mái nhà tranh. Cả không gian như ngập tràn nắng mới thể hiện hình ảnh mùa xuân tươi đẹp, căng tràn sức sống. Qua đó, tác giả bày tỏ tình yêu thiên nhiên sâu sắc.

Đọc thêm:
Nỗi thống khổ của người nông dân bị áp bức trước Cách mạng qua nhân vật Chí Phèo trong truyện Chí Phèo của Nam Cao

Bai tho vong tay mua xuan

Văn mẫu lớp 10: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc

2. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc – Mẫu số 2

Câu thơ “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” trong bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử đã gợi cho em rất nhiều ấn tượng về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân ngập tràn sức sống. Từ “sóng cỏ” kết hợp với tính từ “xanh tươi” cho em hình dung về một cánh đồng cỏ xanh rì, tươi mới. Làn cỏ xanh đang dập dờn trong gió xuân tạo ra cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, vừa gợi ra được màu xanh của cỏ, vừa gợi được trạng thái căng tràn và sự vận động nhẹ nhàng theo gió xuân của làn cỏ khiến mùa xuân ngập tràn khắp không gian. Câu thơ không chỉ khắc họa được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống mà còn bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của thi nhân Hàn Mặc Tử.

3. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc – Mẫu số 3

Đọc thêm:
Phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Trong bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, em đặc biệt ấn tượng với câu thơ “Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín/ Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng”. Trong câu thơ, xuất hiện hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình “khách xa”. “Khách xa” ở đây có thể hiểu là khách từ phương xa đến làng chơi gặp “lúc mùa xuân chín”, cũng có thể hiểu “khách xa” là Hàn Mặc Tử. Thi nhân đang ở nơi đất khách quê người bỗng nhìn thấy khung cảnh thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức sống khiến “lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng”. Từ “bâng khuâng” gợi ra cảm giác buồn nhớ lâng lâng lại kết hợp với động từ “sực” cho thấy sự biến chuyển đột ngột trong cảm xúc của tác giả. Câu thơ đã gợi cho em cảm những cảm nhận tinh tế, sâu sắc về mùa xuân và con người của tác giả. Qua đó, ta thấy được tình yêu thiên nhiên, con người cùng nỗi nhớ làng, nhớ quê hương mãnh liệt, khát khao giao cảm với đời, với người của thi sĩ.

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-trinh-bay-cam-nhan-ve-mot-cau-tho-hoac-mot-hinh-anh-trong-bai-tho-mua-xuan-chin-cua-han-mac-tu-da-goi-cho-ban-nhieu-an-tuong-va-cam-xuc-70762n.aspx Trên đây là một số đoạn văn mẫu trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc hình ảnh thơ để lại cho em nhiều ấn tượng và cảm xúc trong bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử. Các em có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu lớp 10 để chuẩn bị cho quá trình tìm hiểu văn bản của mình!- Qua tác phẩm được giới thiệu trong bài Vẻ đẹp của thơ ca, hãy viết đoạn văn chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ đoạn văn về một phẩm chất của người anh hùng sử thi

Đọc thêm:
Anh (chị) có suy nghĩ gì về tư tưởng Hiền tài là nguyên khí quốc gia

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button