Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa
Viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa
Viết đoạn văn trình bày cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa
I. Dàn ý nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa:
1. Mở đoạn:– Giới thiệu tác giả và bài thơ.- Giới thiệu khái quát cảm xúc về bài thơ.2. Thân đoạn:– Nêu cảm xúc về nội dung: Bài thơ thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng thông qua hình ảnh con cò.- Nêu cảm xúc về nghệ thuật:+ Biện pháp đối lập.+ Biện pháp điệp cấu trúc.3. Kết đoạn:– Khái quát lại cảm xúc về bài thơ.
Văn mẫu lớp 7: Nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa
II. Đoạn văn mẫu tham khảo:
1. Đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa – mẫu số 1:
Đọc bài thơ “Một mình trong mưa”, em không khỏi xúc động trước hình ảnh con cò chịu thương chịu khó. Xuyên suốt bài thơ, thi sĩ sử dụng hình ảnh “con cò” để ẩn dụ cho hình ảnh “người mẹ” tảo tần sớm hôm. Tác giả đã sử dụng biện pháp đối lập để làm nổi bật những khó khăn, vất vả mà cò phải đối diện “dọc” – “ngang”, “trên” – “dưới”, “xa” – “gần”. Không gian rộng lớn đối lập với thân cò bé nhỏ “Một mình nuôi con”, “Một mình một lối/ Một mình trong mưa”. Biện pháp điệp cấu trúc “Đồng… đồng…”, “Cò đừng…” , “Đằng…”, “Một mình…”, “Cò về…” càng nhấn mạnh những hi sinh và nhọc nhằn của “cò”. Qua bài thơ, em thấy được tình cảm yêu thương tha thiết, sự trân trọng của nhà thơ đối với người mẹ kính yêu.
2. Đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa – mẫu số 2:
Bài thơ “Một mình trong mưa” của nhà thơ Đỗ Bạch Mai đã khơi gợi cho em biết bao xúc cảm về tình mẫu tử thiêng liêng. Xuyên suốt bài thơ, tác giả sử dụng hình ảnh “con cò” để ẩn dụ cho “người mẹ” chịu thương chịu khó. Đọc khổ thơ thứ hai, em không khỏi xót thương trước sự nhỏ bé của thân cò đối lập hẳn với không gian rộng lớn “Đồng dọc đồng ngang/ Đồng trên đồng dưới/ Đồng xa đồng gần”. Nó gợi cho chúng ta về nỗi cực nhọc của người mẹ trong hành trình mưu sinh để chăm lo những đứa con. Những hi sinh và nhọc nhằn của “cò” còn được nhấn mạnh thông qua biện pháp điệp cấu trúc “Đồng… đồng…”, “Cò đừng… “, “Đằng…”, “Một mình…”, “Cò về…”. Tác phẩm đã cho em thấy được tình cảm trân trọng, biết ơn của nhà thơ đối với mẹ kính yêu.
3. Đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa – mẫu số 3:
Em vô cùng xúc động trước tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ “Một mình trong mưa” của nhà thơ Đỗ Bạch Mai. Thông qua hình ảnh con cò, tác giả muốn bày tỏ nỗi vất vả, chịu thương chịu khó của những người mẹ nói chung, từ đó ngợi ca tình cảm gắn kết, thiêng liêng giữa mẹ và con. Đọc từng câu thơ, em không khỏi xót thương trước tình cảnh cô độc, lẻ loi của cò: “Từ nay cò ơi/ Thân cò lận đận/ Một mình nuôi con”, “Một mình một lối/ Một mình trong mưa”. Thân cò bé nhỏ “bước cao bước thấp” đối lập hẳn với không gian rộng lớn “Đồng dọc đồng ngang/ Đồng trên đồng dưới/ Đồng xa đồng gần”. Để nhấn mạnh nỗi vất vả, truân chuyên của cò, tác giả còn sử dụng biện pháp điệp cấu trúc “Đồng… đồng…”, “Cò đừng… “, “Đằng…”, “Một mình…”, “Cò về…”. Có thể nói, bài thơ đã gợi cho em cảm nhận sâu sắc tình yêu cũng như sự kính trọng, biết ơn của tác giả đối với mẹ của mình.
4. Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa – mẫu số 4:
Bài thơ “Một mình trong mưa” của nhà thơ Đỗ Bạch Mai đem đến cho em nhiều suy ngẫm về tình mẫu tử thiêng liêng. Ngay từ đầu tác phẩm, nhà thơ đã khắc họa nỗi cô đơn của cò “Từ nay cò ơi/ Thân cò lận đận/ Một mình nuôi con”. Cò nhọc nhằn kiếm ăn trong đêm mưa tối tăm “Đằng đông chớp bể/ Đằng tây mưa nguồn”. Thân cò là hình ảnh ẩn dụ cho người mẹ. Mẹ không ngại khó khăn, hi sinh tất cả để nuôi con khôn lớn. Nhà thơ sử dụng biện pháp đối lập làm nổi bật nỗi vất vả của cò: “dọc” – “ngang”, “trên” – “dưới”, “đông” – “tây”, “xa” – “gần” “cao” – “thấp”. Thân cò nổi bật giữa không gian rộng lớn mênh mông. Để nhấn mạnh khó khăn cò gặp phải, tác giả đã dùng biện pháp điệp cấu trúc “Đồng… đồng…”, “Đằng…”, “Cò đừng…”, “Một mình…”, “Cò về…”, “Một mình…”. Bài thơ đã để lại cho em những suy nghĩ sâu sắc về sự hi sinh của mẹ dành cho con.
5. Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa – mẫu số 5:
Khi đọc bài thơ “Một mình trong mưa” của Đỗ Bạch Mai, ta không khỏi xót xa trước hình ảnh thân cò một mình trong đêm mưa gió. Tác phẩm khắc họa những khó khăn, vất vả mà cò phải chịu đựng để nuôi con. Trong đêm mưa gió, cò đi hết “Đồng dọc đồng ngang/ Đồng trên đồng dưới/ Đồng xa đồng gần” để kiếm ăn. Sự cô đơn của cò được tác giả thể hiện một cách tinh tế “Một mình nuôi con”, “Một mình một lối/ Một mình trong mưa”. Hình ảnh cò chính là ẩn dụ cho người mẹ tần tảo, chịu khó. Mặc cho bên ngoài có nhiều khó khăn, mẹ vẫn hi sinh hết lòng vì con. Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp cấu trúc “Đồng… đồng…”, “Đằng…”, “Cò đừng…”, “Một mình…”, “Cò về…”, “Một mình…” kết hợp với biện pháp đối lập “dọc” – “ngang”, “trên” – “dưới”, “đông” – “tây”, “xa” – “gần” “cao” – “thấp” làm gia tăng nỗi cực nhọc của cò trong đêm vắng. Qua tác phẩm, ta cũng cảm nhận được sự kính trọng, yêu thương của nhà thơ đối với mẹ.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
Bài thơ Một mình trong mưa của tác giả Đỗ Bạch Mai là bài thơ hay viết về đề tài tình mẹ con. Ngoài những đoạn văn mẫu trên, các em có thể tiến hành viết bài văn phân tích tác phẩm dựa trên cảm nhận của bản thân mình.
https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-neu-cam-xuc-cua-em-sau-khi-doc-bai-tho-mot-minh-trong-mua-71691n.aspx Các bài văn mẫu lớp 7 khác:- Tóm tắt truyện Chân, tay, tai, mắt, miệng– Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu