Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Trường hoa của Ta-go
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Trường hoa của Ta-go
Tập làm văn lớp 6: Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Trường hoa của Tago
I. Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Trường hoa của Ta-go
a. Mở đoạn:- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu cảm xúc của em về bài thơ “Trường hoa”.b. Thân đoạn:- Nêu cảm nhận đối với câu chuyện tượng tượng về các loài hoa em bé kể cho mẹ.- Nêu ấn tượng của em về các chi tiết miêu tả trong bài thơ.Gợi ý:+ Chi tiết miêu tả thời tiết+ Chi tiết miêu tả những cánh hoa bay lên,…- Nhận xét, đánh giá ý nghĩa yếu tố tự sự, miêu tả trong việc làm nổi bật trí tưởng tượng phong phú và cái nhìn trìu mến đối với trẻ em của Tago.c. Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nhắc tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích).
II. Đoạn văn tham khảo: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Trường hoa của Ta-go
1. Đoạn văn mẫu số 1
“Trường Hoa” của Ta-go là một bài thơ hay và giàu ý nghĩa. Nhân vật trong tác phẩm đã bày tỏ tình cảm yêu thương với mẹ qua câu chuyện của những bông hoa. Với biện pháp tu từ nhân hóa, nhà thơ đã giúp người đọc tưởng tượng những bông hoa như những đứa trẻ, cánh đồng hoa là trường học của các em. Cánh hoa nhiều màu sắc bay lên không trung như các em nhỏ mong muốn trở về nhà với mẹ sau một ngày học tập ở trường “Và lũ hoa con nít trong những bộ áo đỏ, trắng và hồng chạy ra ào ào”. Bằng nghệ thuật kể chuyện độc đáo, cách miêu tả phong phú, cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện, những em bé “hoa” được hiện lên một cách đáng yêu, hồn nhiên và vui tươi. Qua đó, thể hiện cái nhìn trìu mến của nhà thơ với trẻ em. Bài thơ đã để lại trong em những suy nghĩ sâu sắc. Bên cạnh đó, ta có thể nhận thấy được tài năng của tác giả qua nghệ thuật kể chuyện, các chi tiết miêu tả và cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện.
Văn mẫu Đọc bài thơ Trường hoa hay ghi lại cảm xúc của em
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Trường hoa của Ta-go – mẫu số 2
Bài thơ “Trường hoa” của Ta-go đã để lại trong em những rung động sâu sắc. Em bé trong bài đang kể với mẹ câu chuyện tưởng tượng về ngôi trường của các loài hoa. Em bé nghĩ rằng các loài hoa cũng đi học ở ngôi trường bên dưới mặt đất “Mẹ ơi, con nghĩ hoa cũng đi học ở những ngôi trường bên dưới mặt đất kia”. Khi tan học, những bông hoa bay lên không trung như mấy em nhỏ hăm hở về nhà với mẹ. Chúng bay vội vã vì nghĩ rằng có mẹ đang chờ ở nhà, chúng muốn được sà vào vòng tay của mẹ. Biện pháp nhân hóa được tác giả sử dụng khiến chúng ta hình dung những cánh hoa như những đứa trẻ. Bằng nghệ thuật kể chuyện độc đáo, cách miêu tả phong phú, cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện, nhà thơ đã thể hiện cái nhìn yêu thương với trẻ em. Đối với tác giả, trẻ em hồn nhiên, đáng yêu, vui tươi và luôn mong đợi sự yêu thương. Bài thơ đã đem đến cho em những cảm nhận sâu sắc về vai trò của tình cảm gia đình đối với trẻ em. Không chỉ vậy, qua nghệ thuật kể chuyện, những chi tiết miêu tả và cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện ta thấy được sự tài năng và cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Trường hoa của Ta-go – mẫu số 3
Bài thơ “Trường hoa” của Ta-go đã cho chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của tác giả đối với trẻ thơ. Qua câu chuyện về những bông hoa, em bé trong bài đã bày tỏ tình cảm của mình đối với mẹ. Em bé cho rằng những bông hoa cũng có trường học bên dưới lòng đất, mỗi khi tan học, các bạn “hoa” hăm hở về nhà để lao vào vòng tay mẹ. Biện pháp nhân hóa được nhà thơ sử dụng giúp chúng ta tưởng tượng cánh đồng hoa chính là trường học, những cánh hoa là những em nhỏ đang học tập trong ngôi trường đó. Với nghệ thuật kể chuyện độc đáo, cách miêu tả phong phú, cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện, nhà thơ đã thể hiện thái độ trân trọng, nâng niu với trẻ em. Nhà thơ thấu hiểu và khắc họa trong thơ của mình một thế giới trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng. Qua cái nhìn yêu thương của nhà thơ, trẻ em đã thể hiện lên với sự ngây ngô, thông minh và sáng tạo. Ta cũng cảm phục trước tài năng của tác giả qua nghệ thuật kể chuyện, các chi tiết miêu tả và cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện.
https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-ghi-lai-cam-xuc-cua-em-sau-khi-doc-bai-tho-truong-hoa-cua-ta-go-70747n.aspx Để luyện tập thêm cách viết đoạn văn mời các em tham khảo bài văn mẫu lớp 6 hay khác:- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Cái cầu của Phạm Tiến Duật– Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người