Theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này (khoảng 8 – 10 dòng)
Theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này (khoảng 8 – 10 dòng)
Văn mẫu theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này
I. Dàn ý Theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này
1. Mở đoạn:– Giới thiệu về nhân vật Thị Mầu.
2. Thân đoạn:* Nêu nhận xét về nhân vật Thị Mầu:- Thị Mầu là người phụ nữ lẳng lơ.+ Lời nói: khen Tiểu Kính, tự nhận mình là “chín chắn nhất” nhà, bày tỏ tình cảm với Tiểu Kính nơi cửa chùa.+ Hành động: tìm chỗ nấp, xông ra nắm tay Tiểu Kính, thấy Tiểu Kính chạy thì đuổi theo.
3. Kết đoạn:– Khái quát cảm xúc về nhân vật Thị Mầu.
II. Đoạn văn mẫu tham khảo Theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này:
1. Đoạn văn: Theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? – mẫu số 1:
Khi đọc đoạn trích “Thị Mầu lên chùa”, em không khỏi ấn tượng với nhân vật Thị Mầu. Thị Mầu trong văn bản hiện lên với vẻ lẳng lơ, táo bạo, điều này được thể hiện rõ qua lời nói và hành động cụ thể. Nhân ngày rằm, Thị Mầu vào chùa để tiến cúng. Chùa chiền là chốn trang nghiêm, vậy mà Mầu lại có những lời nói không phù hợp. Nhìn thấy chú tiểu đẹp thì mê, Mầu tự hỏi “Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?”. Cảm thấy câu từ của mình chưa đủ làm Tiểu Kính rung động, Mầu tìm chỗ nấp, xông ra nắm tay, đòi quét chùa thay Tiểu Kính. Có thể nói, Thị Mầu là người phụ nữ thiếu đứng đắn, không phù hợp với chuẩn mực của con người trong xã hội phong kiến xưa.
Văn mẫu theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này
2. Đoạn văn Nhận xét về nhân vật Thị Mầu – mẫu số 2:
Nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” đã để lại cho em ấn tượng về người phụ nữ lẳng lơ, táo bạo. Thị Mầu lên chùa để cúng tiến ngày rằm nhưng thị lại có những hành động và lời nói thiếu tôn trọng. Thị Mầu thấy chú tiểu đẹp thì buột miệng khen. Thay vì bày tỏ sự thành kính với bậc tu hành, Mầu lại đem lòng si mê chú tiểu. Thị Mầu không hề quan tâm đến lễ Phật mà chỉ chú tâm bày tỏ tình cảm với Tiểu Kính, sỗ sàng thốt lên “Mô với chả Phật!” ngay chốn nhà chùa. Cảm thấy lời nói của mình chưa đủ sức lay động lòng người, thị nấp vào một chỗ chờ Kính Tâm đi ra rồi xông vào nắm tay khiến Kính Tâm sợ hãi bỏ chạy. Có thể thấy, Thị Mầu là người phụ nữ phá vỡ nguyên tắc “tam tòng tứ đức” trong xã hội phong kiến xưa.
3. Đoạn văn Nêu lên nhận xét của mình về nhân vật Thị Mầu – mẫu số 3:
Em vô cùng ấn tượng với nhân vật Thị Mầu mỗi khi đọc đoạn trích “Thị Mầu lên chùa”. Đây là nhân vật nằm trong thế đối lập với vẻ đẹp của Thị Kính. Thị Mầu được tác giả dân gian xây dựng là người phụ nữ lẳng lơ. Nhân ngày rằm, Thị Mầu lên chùa cúng tiến. Tại đây, Thị Mầu đã đem lòng si mê Kính Tâm và buông ra những lời nói, hành động thiếu chuẩn mực. Thấy chú tiểu đẹp, Mầu không hề tiếc lời khen “Người đâu đến ở chốn này/ Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang”. Thậm chí, Mầu còn ghẹo: “Bỏ mõ em đánh cho nào. Người đâu mà thấy gái mà lại chạy thế!” khiến Tiểu Kính sợ hãi bỏ chạy. Chưa dừng lại ở đó, Mầu tìm chỗ nấp, chờ Kính Tâm đi ra thì xông vào nắm tay, nhận quét chùa thay Tiểu Kính. Nàng còn sỗ sàng nói “Bỏ Mô Phật đi” và “Mô với chả Phật” ngay tại tự viện trang nghiêm. Với em, Thị Mầu là người đi ngược lại các chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ trong xã hội xưa.
4. Đoạn văn: Cảm nhận về nhân vật Thị Mầu – mẫu số 4
Đọc đoạn trích “Thị Mầu lên chùa”, em rất ấn tượng về nhân vật Thị Mầu. Mầu là người phụ nữ lẳng lơ, đối lập với vẻ đoan trang, đức hạnh của Thị Kính. Nhân ngày rằm, Thị Mầu chuẩn bị gạo và tiền để lên chùa cúng lễ. Khi vừa bước vào cửa nhà Phật, Thị Mầu ngay lập tức lộ bản chất phóng túng, táo bạo của mình thông qua cuộc đối đáp với chú tiểu Kính Tâm “Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi! Chưa chồng đấy nhá!”. Mặc sự ngó lơ của Kính Tâm, Thị Mẫu vẫn tiếp tục ve vãn bằng lời nói không phù hợp “Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?”, “Người đâu đến ở chùa này/ Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang”. Không chỉ vậy, Mầu còn có những hành động xấu xí ở nơi tôn nghiêm. Nàng xông ra, nắm tay Tiểu Kính để nhận quét chùa thay. Khi không thể lôi kéo chú tiểu, Mầu đã nói mấy lời sỗ sàng “Mô với chả Phật!”. Qua đây, em thấy được Thị Mầu là người phụ nữ đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức trong xã hội xưa.
5. Đoạn văn: Theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? – mẫu số 5
Nhân vật Thị Mầu là hình ảnh tiêu biểu về một người phụ nữ lẳng lơ trong xã hội phong kiến. Khi bước vào ngưỡng cửa nhà Phật, thấy chú tiểu khôi ngô, tuấn tú, Thị Mầu không hề ngại ngùng mà trực tiếp buông lời trêu ghẹo. Mầu dùng lời nói phóng túng để cố gắng ve vãn Kính Tâm. Tiếp đó, Thị Mầu còn có những hành động không phải phép tại nơi tôn nghiêm. Nàng tìm chỗ trốn nấp để được “nắm tận tay chú tiểu”. Khi thấy Tiểu Kính quét sân chùa, Thị Mầu trực tiếp phá vỡ lễ nghi phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân”. Nàng sỗ sàng xông ra, nắm tay chú tiểu và tranh việc quét sân. Cuối cùng, mọi cố gắng không được đáp lại, Thị Mầu đã có lời lẽ xấu xí “Mô với chả Phật!”. Từ đây, các tác giả dân gian đã khắc họa thành công bức chân dung Thị Mầu lẳng lơ, táo bạo, đi ngược lại với các giá trị đạo đức tốt đẹp.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
Các đoạn văn mẫu trên đây sẽ giúp em hình dung rõ hơn về bản tính của nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích “Thị Mầu lên chùa”. Vậy từ cảm nhận của riêng mình, các em thấy Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết và chia sẻ điều đó với mọi người nhé!
https://thuthuat.taimienphi.vn/theo-em-nhan-vat-thi-mau-la-nguoi-nhu-the-nao-hay-viet-mot-doan-van-neu-len-nhan-xet-cua-minh-ve-nhan-vat-nay-khoang-8-10-dong-71874n.aspx Các em có thể xem thêm nhiều bài văn mẫu lớp 10 hay khác:- Viết: Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm– Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay. Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này.