Thảo luận về vấn đề: xây dựng văn hóa đọc

Đã kiểm duyệt nội dung

Thảo luận về vấn đề: xây dựng văn hóa đọc

thao luan ve van de xay dung van hoa doc

Soạn bài thảo luận về vấn đề: xây dựng văn hóa đọc ngắn nhất

I. Dàn ý thảo luận về vấn đề xây dựng văn hóa đọc

1. Mở đầu:– Nêu vấn đề cần bàn luận: xây dựng văn hóa đọc.

2. Nội dung chính:– Nêu ý nghĩa của vấn đề được bàn luận.- Những ý kiến khác nhau về vấn đề đó.Ư- Nêu nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau như vậy.- Nêu ý kiến của người viết.(Lưu ý: cần có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục).

3. Kết thúc:– Chúng ta nên thống nhất với nhau trên những điểm nào?

II. Bài văn mẫu thảo luận về vấn đề xây dựng văn hóa đọc

1. Bài thảo luận về vấn đề xây dựng văn hóa đọc – mẫu số 1

Trong buổi thảo luận ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận về vấn đề: “Làm thế nào để xây dựng văn hóa đọc?”.

Trước hết, xây dựng văn hóa đọc là vấn đề cần thiết trong bối cảnh hiện nay bởi việc lạm dụng các thiết bị điện tử đã khiến mọi người lãng quên thói quen đọc sách. Có người cho rằng, văn hóa đọc là cần thiết vì nó sẽ làm nâng cao trình độ nhận thức của bản thân. Số khác lại cho rằng phát triển văn hóa đọc là công việc gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng cũng như nguồn lực chưa đủ đáp ứng.

Theo quan điểm của cá nhân tôi, xây dựng văn hóa đọc là việc làm có ý nghĩa quan trọng và vô cùng cấp bách. Như các bạn có thể thấy, điện thoại thông minh cùng những tiện ích của nó đã khiến con người bị xoáy vào những thú vui xung quanh mà lãng quên đi việc đọc sách. Các video, thông tin mang tính giật gân chỉ cung cấp hiểu biết một cách tức thời trong khi sách lại có khả năng truyền tải kiến thức chuyên sâu, làm giàu vốn tri thức lâu dài và phục vụ trực tiếp đời sống. Để nâng cao văn hóa đọc của người Việt Nam chúng ta cần phát triển hệ thống thư viện trên toàn quốc, mở rộng các đầu sách và hướng dẫn kĩ năng đọc sách đến tất cả mọi người. Có như vậy, văn hóa đọc mới ngày càng phát triển, người dân mới ngày một yêu và trân trọng sách.

Đọc thêm:
Dàn ý nghị luận về đức tính chăm chỉ

(Mọi người nêu ý kiến của bản thân và đưa ra ý kiến thống nhất)

Sau khi lắng nghe và tổng hợp ý kiến của mọi người, tôi xin kết luận như sau: Để xây dựng văn hóa đọc, chúng ta cần xây dựng hệ thống thư viện trên toàn quốc; bổ sung thêm nhiều đầu sách và thể loại sách phù hợp với từng lứa tuổi, đối tượng; tạo thói quen đọc sách và nâng cao kĩ năng đọc sách của bản thân.

2. Bài thảo luận về vấn đề xây dựng văn hóa đọc – mẫu số 2

Vấn đề “xây dựng văn hóa đọc trong trường học” sẽ là chủ đề thảo luận trong buổi học ngày hôm nay. Mời mọi người suy nghĩ, lắng nghe và đưa ra ý kiến của bản thân mình.

Xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường là việc làm quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu ở môi trường sư phạm. Đồng thời, giúp học sinh tự khám phá chính mình và hướng đến những giá trị cao cả, nhân văn, góp phần bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng văn hóa đọc trong trường học một cách có hiệu quả lại là câu hỏi đáng phải bàn luận và lưu tâm trong bối cảnh hiện nay.

Nhiều người cho rằng không thể xây dựng được văn hóa đọc trong trường học bởi cơ sở vật chất không thể đáp ứng được nhu cầu của các bạn học sinh, sinh viên. Theo tôi, để xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường, chúng ta cần xây dựng hệ thống thư viện chất lượng tích hợp với những thành tựu công nghệ nhằm quản lí có hiệu quả các đầu mục sách. Đồng thời, các hạng mục sách cũng cần phải đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi, đối tượng. Ngoài ra, để nâng cao kĩ năng đọc sách, nhà trường có thể mở các lớp hướng dẫn, bồi dưỡng kĩ năng đọc, nâng cao nhận thức của học sinh trong việc đọc, sử dụng và bảo quản sách. Có như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường một cách có chất lượng và hệ thống.

Đọc thêm:
Tả một cây cổ thụ

(Mọi người nêu ý kiến của bản thân và đưa ra ý kiến thống nhất)

Qua quá trình lắng nghe, tôi xin đưa ra bản tổng hợp ý kiến như sau: Để nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường, cần thường xuyên nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; tạo không gian yên tĩnh cho quá trình đọc của học sinh, giáo viên; thư viện cần cập nhật, đổi mới các loại sách theo từng chủ đề để học sinh dễ dàng tra cứu và lựa chọn; tuyên truyền văn hóa đọc dưới các dạng hình ảnh, video.

Cac de tai nghien cuu ve van hoa doc

Soạn bài thảo luận về vấn đề: xây dựng văn hóa đọc ngắn nhất

3. Bài thảo luận về vấn đề xây dựng văn hóa đọc – mẫu số 3

Nhằm hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, trong buổi học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận về vấn đề xây dựng văn hóa đọc. Mọi người hãy suy nghĩ, sau đó đưa ra ý kiến của bản thân.

Có thể nói, văn hóa đọc ngày càng thu hút được sự quan tâm và chú ý của người dân cũng như lãnh đạo các cấp, ban ngành. Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ và các thiết bị điện tử, con người dần quên đi thói quen đọc sách. Thay vì dành thời gian trau dồi kiến thức cho bản thân, họ sẵn sàng dùng thì giờ của mình để lướt mạng xã hội, xem phim, cập nhật tin tức trên những chiếc TV hay smartphone hiện đại nhất. Chính vì vậy, việc xây dựng văn hóa đọc là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, việc xây dựng văn hóa đọc không thật sự hữu ích bởi họ đề cao việc đúc kết từ kinh nghiệm và thực tiễn cuộc sống.

Dưới góc độ nhìn của tôi, tôi không đồng tình với quan điểm đó. Bởi sách là nguồn cung cấp tri thức dồi dào và phong phú. Do thế, chúng ta cần phải xây dựng văn hóa đọc. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nếu mỗi người cùng chung tay góp sức thì hoạt động thiết thực này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Để làm được điều đó, các phòng chức năng ban ngành cần đưa ra lộ trình mở rộng, nâng cao kỹ năng quản lý thư viện – thông tin. Đồng thời, không ngừng đổi mới, làm phong phú và cập nhật những đầu sách mới nhằm phục vụ cho nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Trên đây là một số ý kiến đóng góp của tôi, rất mong được lắng nghe phần thảo luận của các bạn để vấn đề được sáng tỏ hơn.

Đọc thêm:
Suy nghĩ về kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ hay, ngắn gọn

(Mọi người nêu ý kiến của bản thân và đưa ra ý kiến thống nhất)

Có vẻ đây là chủ đề rất được các bạn quan tâm. Tôi xin cảm ơn những ý kiến đóng góp hữu ích và đầy tính xây dựng này. Khép lại buổi thảo luận, dựa trên đề xuất của mọi người, tôi đưa ra kết luận như sau: Để xây dựng văn hóa đọc có hiệu quả, chúng ta cần tăng cường đầu tư trang thiết bị và kinh phí hoạt động cho các thư viện; xây dựng đội ngũ nhà văn, biên tập viên có trình độ chuyên môn cao; nâng cao chất lượng phục vụ bằng cách tăng thời gian mở cửa; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách đến đa số người dân,…

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://thuthuat.taimienphi.vn/thao-luan-ve-van-de-xay-dung-van-hoa-doc-71869n.aspx Từ những gợi ý mà Taimienphi.vn đã cung cấp, chắc hẳn các em đã có thêm ý tưởng và kĩ năng thảo luận về một vấn đề. Bên cạnh bài thảo luận trên, các em có thể xem thêm một số bài văn mẫu lớp 10 cùng nội dung như:- Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhauThảo luận về vấn đề: tôn trọng sự khác biệtThảo luận về vấn đề: Tham gia hoạt động thiện nguyện

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button