Tả chiếc bàn học của em, bài mẫu số 4

Đã kiểm duyệt nội dung

Đề bài: Tả chiếc bàn học của em, bài mẫu số 4

ta chiec ban hoc cua em bai mau so 4

Bài văn mẫu Tả chiếc bàn học của em, bài mẫu số 4

Bài mẫu: Tả chiếc bàn học của em, bài mẫu số 4

Từ khi lên lớp 1, em có thêm một người bạn mới, đó là chiếc bàn học do bố em tự đóng.

Đó là một chiếc bàn có chiều dài khoảng hơn 1 mét, chiều rộng bằng một phần ba chiều dài và nó cao khoảng 65 – 70 cm. Đi kèm với nó là một chiếc ghế đơn có chiều cao khoảng 40 cm rất phù hợp với độ cao của chiếc bàn học. Chiếc bàn của em được làm từ gỗ mít nên rất chắc chắn và ít bị hư hỏng.Toàn bộ chiếc bàn được phủ một màu nâu trầm giản dị.Bàn có bốn chân nên trông nó thật vững chãi, nó được kê ở cạnh cửa sổ nên mỗi khi ngồi vào bàn học em đều cảm thấy thoải mái vì không gian vô cùng thoáng đãng.Bàn học của em có hai ngăn, một ngăn em cất sách vở, hộp phấn còn một ngăn em để cặp sách mỗi khi đi học về. Để bàn học của mình thêm sinh động, em trang trí nó bằng cách đặt thêm một lọ hoa bằng giấy nhiều màu sắc do em tự gấp ở góc bên trái của chiếc bàn. Bên cạnh đó là những cuốn “Hạt giống tâm hồn”, những cuốn sách tham khảo mà em tâm đắc được xếp ngăn nắp đặt cạnh lọ hoa để mỗi khi học xong em có thể đọc chúng một cách dễ dàng.

Đọc thêm:
Những giá trị về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Em rất yêu quý chiếc bàn vì nó chứa đựng tình yêu thương của bố dành cho em.Nhờ có nó mà em học tập chăm chỉ hơn.Em đã hứa với bố sẽ giữ gìn nó cẩn thận để có thể sử dụng và gắn bó lâu dài với chiếc bàn ấy.

Xem thêm các bài văn mẫu tả cái bàn học khác trên Taimienphi.vn

– Tả chiếc bàn học của em, bài mẫu số 3– Tả chiếc bàn học của em, bài mẫu số 2– Tả chiếc bàn học của em, bài mẫu số 1

https://thuthuat.taimienphi.vn/ta-chiec-ban-hoc-cua-em-bai-mau-so-4-43912n.aspx

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button