Soạn bài Tóm tắt nội dung trình bày của người khác ngắn gọn, Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo

Đã kiểm duyệt nội dung

Soạn bài Tóm tắt nội dung trình bày của người khác, Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo

soan bai tom tat noi dung trinh bay cua nguoi khac ngan gon ngu van 6 chan troi sang tao

Soạn bài Tóm tắt nội dung trình bày của người khác ngắn nhất, Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo

Các bước luyện tập thực hành nói và nghe:

Bước 1: Chuẩn bị:

– Học sinh xem lại Nói và nghe: Tóm tắt nội dung trình bày của người khác trong bài “Điểm tựa tinh thần”.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:

– Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời câu hỏi như:

+ Người nói đang nói đến chủ đề gì?

+ Những luận điểm chính, bằng chứng của người nói đưa ra cho ý kiến ấy?

+ Nội dung chính của bài nói là gì?

Bước 3: Nói và nghe:

– Người nói:

+ Trình bày ý kiến của bản thân trước nhóm hoặc lớp,…

+ Sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp.

+ Điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh.

+ Tương tác với người nghe.

– Người nghe:

+ Chú ý lắng nghe và ghi chép lại những thông tin quan trọng, tóm tắt lại nội dung chính mà bạn vừa nói.

+ Có thái độ tôn trọng người nói.

Bước 4: Trao đổi, đánh giá:

– Trong vai trò là người nghe:

+ Nêu những ưu điểm trong bài trình bày và cách thuyết trình của bạn.

+ Nhận xét và đặt ra câu hỏi nếu em chưa hiểu rõ các vấn đề.

– Trong vai trò là người nói: xem xét lại toàn bộ nội dung bài thuyết trình, tự rút kinh nghiệm cho bản thân.

Đọc thêm:
Soạn bài Thách thức đầu tiên - Chinh phục những cuốn sách mới ngắn nhất, Ngữ văn 7 - KNTT

Soan bai Tom tat noi dung trinh bay cua nguoi khac

Soạn bài Tóm tắt nội dung trình bày của người khác ngắn gọn, Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Nhân dịp tìm hiểu về chủ đề Ngày Môi trường thế giới, lớp em tổ chức thuyết trình về chủ đề Điều kì diệu của thế giới tự nhiên. Hãy lắng nghe phần trình bày của các bạn và tóm tắt lại các nội dung trình bày theo các bước đã học trong bài Điểm tựa tinh thần.

I. Dàn ý.

1. Mở đầu:

Giới thiệu về phần trình bày của các bạn trong lớp: điều kì diệu của thế giới tự nhiên: cực quang.

2. Nội dung chính:

– Giải thích hiện tượng cực quang là gì?

– Hiện tượng cực quang có ở đâu?

– Vì sao lại xảy ra hiện tượng cực quang?

3. Kết luận:

– Đây là một điều kì diệu của thế giới tự nhiên.

II. Bài nói mẫu: thuyết trình về chủ đề Điều kì diệu của thế giới tự nhiên.

Chào các bạn, như chúng ta đã biết, thế giới tự nhiên có rất nhiều điều kì diệu. Vừa rồi chúng ta đã được nghe một vài bạn thuyết trình về những hiện tượng tự nhiên rất thú vị, tớ cũng muốn được kể cho các bạn nghe về hiện tượng cực quang.

Cực quang là những dải ánh sáng màu sắc (hồng, tím, xanh, vàng) xuất hiện trên bầu trời đêm vào những khi trời quang mây tạnh. Cực quang làm cho ta cảm giác như đang ở trong một chiều không gian khác. Nó rực rỡ vô cùng, thay đổi màu sắc nhanh chóng, tia này chưa tắt thì tia khác đã xuất hiện phủ kín bầu trời.

Đọc thêm:
Tóm tắt Mây và sóng, ngắn gọn

Vậy các bạn có thắc mắc vì sao hiện tượng cực quang lại xuất hiện không? Đây là một hiện tượng vật lí cực kì hay ho: là do các các hạt electron và proton va chạm với bầu khí quyển, tạo ra các chất và ánh sáng khác nhau. Sự va chạm này xuất hiện liên tục, tạo ra những tia sáng màu sắc nổi bật trên nền trời đen thẫm.

Cực quang tuy đẹp nhưng cực kì hiếm thấy ở các đất nước như chúng ta. Chỉ có đất nước nào nằm ở vĩ độ 60 trở lên, gần băng tuyết mới có thể nhìn thấy cực quang. Những nơi ngắm cực quang nổi tiếng trên thế giới như Alaska, Greenland, Na Uy, Iceland đều thu hút rất đông khách du lịch đến chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kì thú này.

Vừa rồi mình đã trình bày cho các bạn nghe bài nói về hiện tượng cực quang – điều kì diệu của thế giới tự nhiên. Nếu các bạn còn thắc mắc gì hãy đặt câu hỏi cho tớ nhé.

III. Bài tóm tắt: thuyết trình về chủ đề Điều kì diệu của thế giới tự nhiên.

Vừa rồi tớ đã nghe bạn Huy trình bày về hiện tượng cực quang, tớ xin phép được tóm tắt như sau: Cực quang là hiện tượng các dải ánh sáng nhiều màu sắc xuất hiện liên tục trên bầu trời vào buổi tối, tạo nên khung cảnh lung linh tuyệt đẹp. Đây là một hiện tượng vật lí, xảy ra khi các hạt trong không khí va chạm với bầu khí quyển. Một số địa điểm để ngắm cực quang là Alaska, Greenland, Na Uy, Iceland. Cực quang chính là một điều kì diệu của thế giới tự nhiên.

Đọc thêm:
Soạn bài Bài tập làm văn số 1, Văn tự sự và miêu tả

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

Khi tóm tắt bài thuyết trình của bạn, em cần ghi một cách ngắn gọn những ý chính, không cần quá lan man dài dòng. Kết thúc bài Mẹ Thiên Nhiên, em hãy cùng Taimienphi.vn củng cố lại kiến thức qua bài soạn, văn mẫu lớp 6 khác: Soạn bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện ngắn gọn, Soạn bài Ôn tập bài 10 hay….

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tom-tat-noi-dung-trinh-bay-cua-nguoi-khac-75370n.aspx

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button