Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

Đã kiểm duyệt nội dung

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92, Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức với cuộc sống

soan bai thuc hanh tieng viet trang 92 ngu van lop 7 ket noi tri thuc voi cuoc song

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92, 93 ngắn gọn – Ngữ văn 7 Tập 1

I. Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh

1. Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những dòng thơ sau:

a. Mùa xuân người cầm súng

Lộc dắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ.

b. Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

c. Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa.

Trả lời:

a. Từ “lộc” trong “Lộc dắt đầy trên lưng” và “Lộc trải dài nương mạ” có nghĩa thực là chồi non, lá non vừa có nghĩa ẩn dụ chỉ sự may mắn.

=> Trong ngữ cảnh, nhà thơ Thanh Hải đã sử dụng từ “lộc” nhằm diễn tả sức xuân trên đường hành quân và người ra đồng như gieo mùa xuân trên cánh đồng.

b. Từ “đi” có nghĩa là di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.

=> Từ “đi” trong “Cứ đi lên phía trước” thể hiện niềm tin của nhà thơ trước những bước tiến của đất nước hiện tại và tương lai.

c. Từ “làm” nghĩa là bỏ công sức vào những việc làm khác nhau nhằm hoàn thành một mục đích nào đó.

=> Tác giả sử dụng từ “làm” trong “Ta làm con chim hót/ Ta làm một cành hoa” với nghĩa là hóa thành, biến thành thể hiện ước nguyện hóa thân thành những điều nhỏ bé để hiến dâng, làm đẹp cho cuộc đời.

Đọc thêm:
Soạn bài Bức tranh của em gái tôi, Ngữ văn lớp 6

2. Từ “giọt” trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu khác nhau. Người thì cho là giọt sương, người hiểu là giọt mưa xuân và có người lại giải thích là “giọt âm thanh” tiếng chim. Theo em, trong ngữ cảnh này, có thể chọn cách hiểu nào? Vì sao?

Ơi, con chim chiền chiện

Hói chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Trả lời:

– Từ “giọt” có nghĩa là lượng chất lỏng rất nhỏ, có dạng hạt.

– “Long lanh” nghĩa là có ánh sáng phản chiếu trên vật trong suốt, tạo vẻ sinh động. Từ “long lanh” thường đi với từ chỉ sự vật cụ thể như “mưa”, “nước”,…

=> Tuy nhiên, trong ngữ cảnh của câu thơ, có thể hiểu “giọt âm thanh” chỉ tiếng kêu của chim chiền chiện, gợi liên tưởng mùa xuân dạt dào sức sống.

Soan bai Thuc hanh tieng Viet trang 92 hay nhat

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

II. Biện pháp tu từ

3. Theo em, trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất? Hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải đã sử dụng biện pháp ẩn dụ một cách tài tình trong bài thơ khiến cho người đọc có những rung động sâu sắc. “Mùa xuân” là mùa khởi đầu của một năm, vạn vật sinh sôi, đâm chồi nảy lộc. Hình ảnh “mùa xuân” mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho sức sống tươi trẻ trong tâm hồn, là nhiệt huyết và năng lực cống hiến của con người cho “mùa xuân” của đất nước. Từ láy “nho nhỏ”: thể hiện ước nguyện giản dị, khiêm nhường. “Mùa xuân nho nhỏ” gợi lên ước nguyện và khát vọng đơn sơ, giản dị, chân thành, tha thiết của nhà thơ, muốn làm tất cả những điều dù là nhỏ bé để cống hiến cho quê hương đất nước. Qua biện pháp tu từ ẩn dụ “Mùa xuân nho nhỏ, ta thấy được sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa cá nhân và cộng đồng.

Đọc thêm:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo

Nội dung tham khảo trên đây đã đưa ra một và định hướng để em hoàn thiện bài tập trong sách giáo khoa. Em có thể vận dụng các lí thuyết đã học vào thực hành luyện tập. Chúc em đạt kết quả cao khi học Ngữ văn 7.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-92-ngu-van-lop-7-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-71002n.aspx Các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác:- Soạn bài Gò Me (trích, Hoàng Tố Nguyên), Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sốngSoạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button