Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 6 – CTST
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 6 – CTST
Soạn bài Ngữ văn lớp 6 bài 9 Thực hành Tiếng Việt ngắn gọn
*Gợi ý trả lời các câu hỏi
Câu hỏi 1 trang 71 Sgk Ngữ văn 6 – tập 2:– Cách viết “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” muốn nhấn mạnh tới công sức của ông khi chăm cây ổi rất chăm chỉ.- Còn cách viết “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” lại muốn nhấn mạnh vào việc cây ổi cứ ra hoa rồi rụng và không có quả.Câu hỏi 2 trang 71 Sgk Ngữ văn 6 – tập 2:a) Câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ: “Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.”.b) Việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ có tác dụng giúp câu văn diễn đạt được đầy đủ nội dung hơn. Đồng thời, miêu tả chi tiết, cụ thể đối tượng “những chùm bé xíu ấy”.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 6 – CTST
Câu hỏi 3 trang 71 Sgk Ngữ văn 6 – tập 2:– Câu văn được viết lại nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm: “Những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu ấy, tôi sẽ không bao giờ quên”.Câu hỏi 4 trang 71 Sgk Ngữ văn 6 – tập 2:– Một câu văn sử dụng nhiều vị ngữ với mục đích mở rộng nội dung kể hoặc tả:+ Sau giờ học, Hoa thường quét sân nhà, tưới hoa ngoài vườn và nấu cơm giúp bố mẹ.+ Những ngày hè, đàn chim trong vườn hót thường tung tăng chuyền cành, vui vẻ ca hát.Câu hỏi 5 trang 71 Sgk Ngữ văn 6 – tập 2:a) Các từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên: “vui, nhảy nhót, reo vui”.b)- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hóa:+ Giúp hình ảnh khói gần gũi hơn với con người.+ Hình ảnh “khói” vốn vô tri, vô giác nhưng hiện lên như có tâm hồn, cảm xúc giống với con người vậy.+ Làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn.Viết ngắn: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.Trong gia đình, người em yêu quý nhất là mẹ. Mẹ em năm nay đã 50 tuổi. Mẹ có nước da ngăm vì thường xuyên làm việc vất vả ngoài trời. Khuôn mặt mẹ trái xoan rất hợp với mái tóc ngắn ngang vai.Mũi mẹ cao, đôi mắt to tròn luôn nhìn em trìu mến. Mẹ rất yêu thương em, quan tâm và lo lắng cho em từng li từng tí. Những lúc em bị ốm, mẹ luôn ở bên cạnh chăm sóc. Bên cạnh đó, mẹ còn là người yêu mến động vật. Hàng ngày, mẹ thường đưa Cún Bông – thú cưng nhà em đi dạo. Thỉnh thoảng, lúc rảnh rỗi, mẹ sẽ chơi cùng với nó trong phòng khách. Vì thế, mỗi khi nhìn thấy mẹ, Cún Bông lại vui sướng, vội vàng chạy đến, quanh quẩn bên chân mẹ. Dẫu vật đổi sao dời thì mẹ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với mẹ. Em luôn tự nhủ bản thân phải học tập tốt để mẹ cha vui lòng, hạnh phúc.- Câu có nhiều vị ngữ:+ Mẹ rất yêu thương em, quan tâm và lo lắng cho em từng li từng tí.- Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa:+ Vì thế, mỗi khi nhìn thấy mẹ, Cún Bông lại vui sướng, vội vàng chạy đến, quanh quẩn bên chân mẹ.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-bai-9-ngan-nhat-ngu-van-6-ctst-75239n.aspx Như vậy, việc lựa chọn cấu trúc câu có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nghĩa của văn bản. Mời em xem thêm các bài soạn, văn mẫu lớp 6 hay, chất lượng khác: Soạn bài Và tôi nhớ khói ngắn nhất, Soạn bài Cô bé bán diêm đầy đủ theo sách.