Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1 ngắn gọn – Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều

Đã kiểm duyệt nội dung

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1, Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều

soan bai thuc hanh tieng viet bai 1 ngu van lop 10 canh dieu

Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều, bài Thực hành tiếng Việt bài 1 ngắn gọn

1. Xác định từ có hình thức ngữ âm, chính tả đúng trong các trường hợp sau đây:a) xử dụng / sử dụng b) xán lạn / sáng lạngc) buôn ba / bôn ba d) oan khốc / oan khóc

Trả lời:a) sử dụngb) xán lạnc) bôn bad) oan khốc

2. Những từ in nghiêng trong các câu sau mắc lỗi gì? Hãy tìm từ đúng để thay thế cho các từ đó.a) Hê-ra-clét và Ăng-tê đã giao đấu với nhau vô cùng quyết đoán.b) Sau những chiến công lừng lẫy, khắp nơi đều nghe danh giá Đăm Săn.c) Dù phải “luyện đá vá trời” hết sức vất vả nhưng Nữ Oa đã thực hiện một cách công phu, hoàn thành mĩ miều.d) Thực phẩm nhiễm khuẩn đã làm nhiều người bị ngộ sát, may mà được cứu chữa kịp thời.

Trả lời:a) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.=> Sửa lỗi: Hê-ra-clét và Ăng-tê đã giao đấu với nhau vô cùng quyết liệt.b) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.=> Sửa lỗi: Sau những chiến công lừng lẫy, khắp nơi đều nghe danh tiếng Đăm Săn.c) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.=> Sửa lỗi: Dù phải “luyện đá vá trời” hết sức vất vả nhưng Nữ Oa đã thực hiện một cách công phu, hoàn thành mĩ mãn.d) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.=> Sửa lỗi: Thực phẩm nhiễm khuẩn đã làm nhiều người bị ngộ độc, may mà được cứu chữa kịp thời.

Đọc thêm:
Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa, Ngữ văn 8 Cánh Diều

3. Phát hiện, phân tích lỗi và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau:a) Lượng mưa năm nay kéo dài đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng.b) Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.|c) Những chứng minh về một nền văn hóa cổ ở vùng này còn rất nhiều.d) Trước lối chơi lực lượng của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được.

Trả lời:a) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: “lượng mưa”=> Sửa lỗi: Mùa mưa năm nay kéo dài đã gây ra nhiều thiệt hại cho mùa màng.b) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: “pha chế”.=> Sửa lỗi: Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được khoa Dược tích cực điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.c) Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm, chính tả.=> Sửa lỗi: Những minh chứng về một nền văn hóa cổ ở vùng này còn rất nhiều.d) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.=> Sửa lỗi: Trước lối chơi và lực lượng của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được.

Chuyen de hoc tap Ngu van 10 Canh dieu

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều

4. Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phân tích một đặc điểm của nhân vật thần thoại mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng một trong các biện pháp tu từ đã học ở Trung học cơ sở.

Đọc thêm:
Soạn bài Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ

Trả lời:

Nhân vật thần thoại mà em đặc biệt yêu thích là nhân vật Hê-ra-clét trong “Thần thoại Hy Lạp”. Thông qua câu chuyện về hành trình đi tìm quả táo vàng, Hê-ra-clét hiện lên với vẻ đẹp của của người anh hùng có bản lĩnh, không chịu khuất phục trước thử thách, khó khăn. Dù mang hình dáng của con người nhưng Hê-ra-clét có sức mạnh phi thường như đấng thần linh. Đồng thời, Hê-ra-clét còn là người có trái tim nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, yêu thương.

– Biện pháp so sánh: “Dù mang hình dáng của con người nhưng Hê-ra-clét có sức mạnh phi thường như đấng thần linh”.

Bên cạnh bài soạn mẫu taimienphi.vn cung cấp, các em có thể tham khảo thêm một số bài viết tương tự: Viết: Nghị luận về một vấn đề xã hội, Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội, Tự đánh giá: Nữ Oa (Trích thần thoại Trung Quốc).

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-bai-1-ngu-van-lop-10-canh-dieu-70944n.aspx Các bài soạn văn mẫu lớp 10 khác:- Soạn bài Nghị luận về một vấn đề xã hội, Ngữ văn lớp 10, Cánh DiềuSoạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button