Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt lớp 9

Đã kiểm duyệt nội dung

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt, siêu ngắn 1

I. Phương châm hội thoại

Câu 1: – Phương châm về lượng: Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.- Phương châm về lượng: Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.- Phương châm quan hệ: Nói đúng đề tài giao tiếp, không nói lạc đề.- Phương châm cách thức: Nói gắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.- Phương châm lịch sự: Chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác khi giao tiếp.

Câu 2: Tình huống giao tiếp không tuân thủ phương châm hội thoại:Trong giờ địa lý, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:- Em cho thầy biết sóng là gì?Học sinh trả lời:- Thưa thầy Sóng là bài thơ nổi tiếng của Xuân Quỳnh ạ.=> Phương châm về chất bị vi phạm.

II. Xưng hô trong hội thoạiCâu 1: Các từ ngữ xưng hô rất phong phú, đa dạng : mình, chúng mình, ta, chúng ta, anh, em, bác, cháu, mình, cậu…Tùy thuộc vào tính chất của tính huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp.

Câu 2: Xưng khiêm: Người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường.Hô tôn: Gọi người đối thoại một cách tôn kính.Ví dụ:- Quý bà, quý cô, quý ông… để gọi người đối thoại tỏ ý tôn kính.- Người đối thoại ít tuổi hơn mình nhưng vẫn gọi là anh, chị, xưng em.

Câu 3: Tiếng Việt khi giao tiếp, người nói phải hết sức lựa chọn từ ngữ xưng hô. Đối với người Việt Nam, xưng hô thể hiện mối quan hệ, thái độ, tình cảm. Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tình cảm của tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói với người nghe: Tình cảm thân hay sơ, khinh hay trọng. Hầu như không có từ ngữ xưng hô trung hòa. Vì thế, nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả trong giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được nữa.

Đọc thêm:
Soạn bài Đường về quê mẹ, Ngữ văn lớp 8 Cánh diều

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Câu 1: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp- Dẫn trực tiếp:+ Là cách nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của của người hoặc nhân vật.+ Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép.- Dẫn gián tiếp:+ Nhắc lại lời hay ý của nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn.+ Không dùng dấu hai chấm.

Câu 2: Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý :- Trong lời đối thoại, tự xưng hô là “Mình” (Ngôi thứ nhất) “Chúa công” (Ngôi thứ hai) thì chuyển thành “Nhà vua” “Vua Quang Trung” (Ngôi thứ ba) trong lời dẫn gián tiếp.- Từ chỉ địa điểm “Đây” trong lời đối thoại thì trích lược trong lời dẫn gián tiếp.- Từ chỉ thời gian “Bây giờ” thì đổi thành “Bấy giờ” trong lời dẫn gián tiếp.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 9

– Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sự- Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt, siêu ngắn 2

I. Các phương châm hội thoại

Câu 1:– Phương châm về lượng: nội dung nói đáp ứng yêu cầu cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.- Phương châm về chất: chỉ nói những điều mình tin là đúng hoặc có bằng chứng xác thực.- Phương châm quan hệ: nói đúng vào đề tài giao tiếp.- Phương châm cách thức: nói ngắn gọn, rành mạch, tránh mơ hồ.- Phương châm lịch sự: nói tế nhị và tôn trọng người khác.

Đọc thêm:
Soạn bài Thế giới mạng & tôi (Trích, Nguyễn Thị Hậu) ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 2: Học sinh có thể tìm trong các truyện vui hoặc tình huống mà mình đã gặp để minh họa cho một số phương châm hội thoại không được tuân thủ. Học sinh có thể tham khảo truyện cười sau:Truyện thứ nhất:Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:- Em cho thầy biết sóng là gì?Học sinh:- Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ.Truyện thứ hai:Khoảng giờ tối, ông bác sĩ nhận được cú điện thoại của một khách quen ở vùng quê.Ông khách nói, giọng hoảng hốt:- Thưa bác sĩ, thằng bé nhà tôi nuốt cây bút bi của tôi rồi. Bây giờ biết làm thế nào? Xin bác sĩ đến ngay cho.- Tôi lên đường ngay. Nhưng mưa to gió lớn thế này, đường vào làng ông lại lầy lội, phải một tiếng rưỡi nữa tôi mới đến nơi được.- Thế trong khi chờ bác sĩ đến, tôi biết làm thế nào?- Ông chịu khó dùng tạm bút chì vậy.

II. Xưng hô trong hội thoại

Câu 1:Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng chúng.

Câu 2:Phương châm xưng hô cơ bản trong tiếng Việt: xưng thì khiêm, hô thì tôn. Phương châm này có nghĩa là: khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính. Ví dụ:- Những từ ngữ xưng hô thời trước: bệ hạ – từ dùng để gọi vua, khi nói với vua, tỏ ý tôn kính, bần tăng – nhà sư nghèo – từ nhà sư thời trước dùng để tự xưng một cách khiêm tốn, bần sĩ – kẻ sĩ nghèo – từ kẻ sĩ thời trước dùng để tự xưng mình một cách khiêm tốn…- Những từ ngữ xưng hô hiện nay: quý ông, quý anh, quý bà, quý cô,… từ dùng để gọi người đối thoại, tỏ ý lịch sự, tôn kính. Trong nhiều trường hợp, mặc dù người nói bằng tuổi hoặc thậm chí lớn hơn người nghe, nhưng người nói vẫn xưng là em và gọi người nghe là anh hoặc bác – gọi thay con. Đó là biểu hiện của phương châm xưng thì khiêm, hô thì tôn.

Đọc thêm:
Nghị luận về vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước)

Câu 3:Trong tiếng Việt, để xưng hô, có thể dùng không chỉ các đại từ xưng hô, mà còn có thể dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng… Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp – thân mật hay xã giao – và mối quan hệ giữa người nói với người nghe: thân hay sơ, khinh hay trọng…. Hầu như không có từ ngữ xưng hô trung hòa. Vì thế, nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được nữa.

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Có thể chuyển như sau:Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý:

-HẾT-

Cảnh ngày xuân là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 9, học sinh cần Soạn bài Cảnh ngày xuân, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-on-tap-phan-tieng-viet-38301n.aspx

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button