Soạn bài Con hổ có nghĩa ngắn gọn, Ngữ văn 7 – KNTT
Soạn bài Con hổ có nghĩa Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức
Soạn văn lớp 7 Tập 2 ngắn gọn nhất
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu hỏi 1 trang 16 Sgk Ngữ văn 7 – tập 2:Sự giúp đỡ của bà đỡ Trần và bác tiều phu dành cho những con hổ:- Bà đỡ Trần: Giúp hổ cái sinh con thuận lợi.- Bác tiều phu: Giúp con hổ lấy khúc xương bị mắc trong họng, bảo vệ tính mạng của nó.Câu hỏi 2 trang 16 Sgk Ngữ văn 7 – tập 2:Để tri ân những con người đã giúp đỡ mình:- Con hổ trong câu chuyện thứ nhất:+ Quỳ xuống, cúi đầu cảm ơn ân nhân.+ Tặng bà đỡ Trần một khối bạc hơn mười lạng, nhờ đó mà bà đỡ Trần có thể sống sót qua một năm mất mùa.+ Tự mình dẫn đường cho bà ra khỏi khu rừng. Nhìn bà đi một quãng xa rồi mới gầm lớn và rời đi.- Con hổ trong câu chuyện thứ hai:+ Nhìn kĩ khuôn mặt bác tiều phu trước khi đi để ghi nhớ.+ Đến dự đám tang bác và bày tỏ sự tiếc thương đối với ân nhân của mình.+ Đều đặn đưa hươu, lợn đến cho bác, kể cả khi bác đã qua đời.
Soạn bài Con hổ có nghĩa Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức ngắn gọn
Câu hỏi 3 trang 16 Sgk Ngữ văn 7 – tập 2:– Tiếng gầm của con hổ trong câu chuyện thứ nhất: “Bà đi khá xa, hổ mới gầm lớn rồi rời đi” => Lời cảm tạ đối với ân nhân đã giúp đỡ gia đình mình.- Tiếng gầm của con hổ trong câu chuyện thứ hai: “hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm gừ, gào lớn, đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ đi” => Sự tri ân, đồng thời cũng bày tỏ tiếc thương, mất mát, đau buồn khi chứng kiến ân nhân ra đi.=> Cả hai con hổ đều dùng tiếng gầm của mình để bày tỏ cảm xúc, lòng biết ơn đối với ân nhân. Hổ tuy là loài thú dữ nhưng cũng biết đạo lí nhận ơn thì phải trả nghĩa, sống có trước có sau.Câu hỏi 4 trang 16 Sgk Ngữ văn 7 – tập 2:– Nhắc nhở về đạo lý làm người: Khi nhận được sự giúp đỡ của người khác thì cần phải biết cảm ơn, biết báo đáp lại.- Ngoài ra, tác phẩm còn khuyên con người sống lương thiện, biết cho đi. Nếu ta sống đẹp, sống tốt, luôn giúp đỡ người khác thì ta sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp không kém.Câu hỏi 5 trang 16 Sgk Ngữ văn 7 – tập 2:– Ý nghĩa của việc tác giả ghép hai câu chuyện: Đem đến cho người đọc bài học về việc sống tình nghĩa, biết trước sau, đền ơn đáp nghĩa.- Nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của cả văn bản sẽ bị giảm sức thuyết phục, mất đi khả năng nhấn mạnh vào bài học.=> Cả hai câu chuyện cùng nhau tạo nên một văn bản hoàn chỉnh, thể hiện được đầy đủ những gì tác giả muốn truyền tải đến người đọc về một phẩm chất đạo đức đáng quý trong cuộc sống.Câu hỏi 6 trang 16 Sgk Ngữ văn 7 – tập 2:Đoạn văn mẫu:Sau khi học xong văn bản “Con hổ có nghĩa”, em ấn tượng nhất với chi tiết con hổ đến dự đám tang của bác tiều phu. Khi bác tiều mất, con hổ được bác cứu giúp năm xưa đã xuất hiện và làm một loạt các hành động “dùng đầu dụi vào quan tài”, “gầm gừ”, “gào lớn”, “đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ đi”. Đây là một chi tiết rất cảm động, thể hiện niềm tiếc thương, đau xót của vị chúa sơn lâm oai hùng dành cho ân nhân. Nó giúp cho người đọc nhìn nhận hình tượng con hổ bằng một con mắt khác. Nó không còn là loài vật dữ tợn, cao ngạo nữa mà trở thành một người bạn, một cố nhân, mang lại cảm giác rất gần gũi. Và qua chi tiết đó, tác giả đã ca ngợi một đức tính đáng quý, đồng thời đưa ra bài học, căn dặn con người về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-con-ho-co-nghia-ngu-van-7-knt-74257n.aspx Con hổ có nghĩa, Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức là một câu chuyện vô cùng ý nghĩa, đem lại bài học quý giá cho con người. Em có thể tham khảo một vài bài văn mẫu lớp 7 khác để chuẩn bị tốt hơn cho việc học tập trên lớp của mình nhé:– Trình bày ý kiến tán thành về một vấn đề trong đời sống– Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn– Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 6