Soạn bài Chính tả (Nghe – viết): Trung thu độc lập, Tiếng Việt lớp 4

Đã kiểm duyệt nội dung

Soạn bài Chính tả (Nghe-viết): Trung thu độc lập, ngắn 1

1. Nghe – viết: Trung thu độc lập (từ Ngày mai, các em có quyền… đến nông trường to lớn, vui tươi)Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

2. Em chọn những tiếng nào điền vào ô trống ?a) Những tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi.

Đánh dấu mạn thuyền

Xưa có người đi thuyền, kiếm …. bên hông, chẳng may làm kiếm …. xuống nước. Anh ta liền đánh ….. vào mạn thuyền chỗ kiếm…. Người trên thuyền thấy lạ bèn hỏi :- Bác làm …. lạ thế ?- Tôi đánh …. chỗ kiếm …. Khi nào thuyền cập bến, cứ theo chỗ đã đánh …. mà mò, thế nào cũng tìm thấy kiếm.

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN

b) Những tiếng có vần iên, yên hay iêng :

Chú dế sau lò sưởi

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật …. tĩnh. Cậu thiu thiu ngủ trên ghế bành. Bỗng …. có một âm thanh trong trẻo vút lên. Cậu bé ngạc ….. đứng dậy tìm kiếm. Sau lò sưởi, có một chú dế đang biểu …. với cây vĩ cầm của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé phải buột ….. kêu lên :- Hay quá ! Ước gì mình trở thành nhạc sĩ nhỉ ?Rồi chỉ ít lâu sau, …. đàn của Mô-da đã chinh phục được cả thành Viên.

Đọc thêm:
Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 7 kì 1 hay nhất

Theo XƯ-PHE-RỐP

Trả lời:Lựa chọna) kiếm giắt – kiếm rơi xuống nước – đánh dấu – kiếm rơi – làm gì – đánh dấu – kiếm rơi – đã đánh dấu.b) yên tĩnh – Bỗng nhiên – ngạc nhiên – biểu diễn – buột miệng – tiếng đàn.

3. Tìm các từ:a) Có tiếng mở đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau :- Có giá thấp hơn mức bình thường.- Người nổi tiếng.- Đồ dùng để nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải chiếu hoặc đệm.

b) Có tiếng chứa vần iên hoặc iêng, có nghĩa như sau :- Máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác.- Làm cho một vật nát vụn bằng cách nén mạnh và xát nhiều lần.- Nâng và chuyển vật nặng bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại.

Trả lời:Tìm các từa) Các từ có tiếng mở đầu bằng r, d hoặc gi: rẻ, danh ngôn, giường.b) Các từ có tiếng chứa vần iên hoặc iêng: điện thoại, nghiền, khiêng.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Tiếng Việt lớp 4

Soạn bài Luyện từ và câu: Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoàiSoạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc – Tuần 8

Soạn bài Chính tả (Nghe-viết): Trung thu độc lập, ngắn 2

Câu 1 (trang 77 sgk Tiếng Việt 4) : Viết chính tả từ ” Ngày mai, các em có quyên….nông trường to lớn vui tươi”Trả lời:Bạn đọc em viết và ngược lại. Sau đó kiểm tra lỗi chính tả

Đọc thêm:
Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học, lớp 12

Câu 2 (trang 77 sgk Tiếng Việt 4) : Em chọn những tiếng nào để điền vào chỗ trống?a) Những tiếng bắt đầu bằng “r, d hay gi” trong bài Đánh dấu mạn thuyềnb) Những tiếng có vần “iên, yên hay iêng”Trả lời:a) “…kiểm giắt…Kiếm rơi…đánh dấu…Kiếm rơi…làm gì…đánh dấu…Kiếm rơi…đánh dấu”b) “…yên tĩnh…Bỗng nhiên…ngạc nhiên…biểu diễn…buộc miệng…tiếng đàn”

Câu 3 (trang 78 sgk Tiếng Việt 4) : Tìm các từ ngữ mở đầu bằng “r,d, hay gi” có nghĩa đã cho (SGK TV4, tập 1 trang 78)Trả lời:a) Đó là những từ:- Có giá thấp hơn mức bình thường : rẻ- Người nổi tiếng : danh nhân- Để dùng nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải chiếu hoặc đệm: giườngb) Có tiếng chứa vần “iên hay iêng”- Máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác. Đó là từ điện thoại- Làm cho một vật nát từ vụn bằng cách ném mạnh và xát nhiều lần : Đó là từ nghiền- Năng và chuyển vật nặng bằng sức của hai hay nhiều người hợp: Đó là khiêng

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-trung-thu-doc-lap-chinh-ta-nghe-viet-38225n.aspx Một người chính trực là bài học nổi bật trong Tuần 4 của chương trình học theo SGK Tiếng Việt 4, học sinh cần Soạn bài Một người chính trực, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button