Quan sát vườn cây

Đã kiểm duyệt nội dung

quan sat vuon cay

Câu 1 trang 47 SGK Tiếng Việt 4, tập 1: Nghe thầy (cô) hoặc người hướng dẫn giới thiệu về khu vườn.

* Học sinh chú ý lắng nghe và ghi chép nếu cần thiết.

Câu 2 trang 47 SGK Tiếng Việt 4, tập 1: Quan sát, ghi chép về cây (một hoặc một số loài cây) trong vườn.

* Gợi ý:

– Đặc điểm của cây phượng:

+ Là cây cho bóng mát, được trồng rất phổ biến tại Việt Nam.

+ Thân cây cao, to, màu nâu sẫm, đôi chỗ màu xám trắng.

+ Cành cây dài, khẳng khiu, mọc xen kẽ nhau.

+ Lá cây giống như chiếc lông chim, nhỏ và dày, có màu xanh tươi mát, được xếp khít vào nhau.

+ Hoa phượng nở thành chùm. Mỗi bông hoa có 5 cánh, trong đó 4 cánh màu đỏ cam rực rỡ và 1 cánh có họa tiết trắng đặc biệt.

– Đặc điểm của cây hoa hướng dương:

+ Thân cây cao khoảng 1 – 3 mét, màu xanh sẫm, có lông cứng màu trắng.

+ Lá cây hình tim. Ở vành lá có các răng cưa nhỏ.

+ Bông hoa to, tròn, luôn hướng về phía Mặt Trời.

+ Cánh hoa màu vàng tươi, xếp xen kẽ nhiều lớp xung quanh nhụy hoa.

+ Nhụy hoa to, tròn, màu nâu tím.

+ Mỗi cây hướng dương chỉ có một bông hoa.

– Đặc điểm của cây lúa:

+ Rễ chùm, mảnh, ăn sâu vào đất, có màu trắng sữa hoặc nâu.

+ Thân lúa mỏng, cao khoảng 80 – 85cm.

+ Lá lúa mọc nhiều, màu xanh non.

Đọc thêm:
Tóm tắt Bắt sấu rừng U Minh Hạ

+ Hoa lúa nở từ trên xuống, từ trong ra ngoài.

+ Hạt lúa được hình thành từ hoa, xếp gối lên nhau tạo thành bông lúa.

Câu 3 trang 47 SGK Tiếng Việt 4, tập 1: Trao đổi về kết quả quan sát.

* Học sinh trao đổi kết quả với bạn bè và thầy cô hoặc người hướng dẫn.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://thuthuat.taimienphi.vn/quan-sat-vuon-cay-77095n.aspx Việc trực tiếp quan sát và ghi chép lại đặc điểm của một loài cây sẽ giúp em có cái nhìn chân thực hơn để hoàn thiện phần viết của mình. Cùng thuộc chủ đề Như măng mọc thẳng, đội ngũ Taimienphi.vn còn chuẩn bị các bài mẫu khác về phần đọc như Những hạt thóc giống, Những chú bé giàu trí tưởng tượng; hay phần luyện từ và câu Nhân hóa và Luyện tập về nhân hóa. Mời các em đón xem nhé!

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button