Phân tích từ ngữ, hình ảnh về biến chuyển của trời đất lúc giao mùa trong bài Sang thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Đề bài: Phân tích từ ngữ, hình ảnh về biến chuyển của trời đất lúc giao mùa trong bài Sang thu

phan tich tu ngu hinh anh ve bien chuyen cua troi dat luc giao mua trong bai sang thu

Bài văn mẫu Phân tích từ ngữ, hình ảnh về biến chuyển của trời đất lúc giao mùa trong bài Sang thu

Bài làm:

Hạ đi thu đến, đó làvòng tuần hoàn của trời đất. Nhưng trong khoảng giao mùa ấy biết bao những biến chuyển của đất trời làm lòng người xao xuyến. Những câu thơ trong khổ thơ thứ 2 và thứ 3 trích ” Sang thu” đã được Hữu Thỉnh thể hiện điều đó.

Nếu như mùa hạ dòng sông sẽ chảy cuồn cuộn, dữ dội vì mưa lũ thì thu đến, “sông được lúc dềnh dành”. Từ láy “dềnh dàng” mang tính chất gợi hình kết hợp với biện pháp nhân hóa để giúp người đọc hình dung được dòng sông mùa thu đang trôi thong thả, chậm rãi như đang suy nghĩ trầm tư. Đối lập với hình ảnh “sông dềnh dành” đó là hình ảnh “chim vội vã”. Từ láy “vội vã” lại mang tính chất gợi cảm, nhưng vẫn là biện pháp nhân hóa đã khiến cho đàn chim có tâm trạng đang vội vã, khẩn trương bay về phương nam tránh rét. Hình ảnh ” đám mây mùa hạ/ vắt nửa mình sang thu” mới thực sự là đặc sắc. Đám mây mùa hạ vẫn còn sót lại trên bầu trời, từ ngữ ” vắt nửa mình” đã thể hiện được hai nửa của đám mây thuộc về hai mùa. Đám mây mỏng này như một dải lụa treo trên bầu trời vì chỉ có dải lụa thì tác giả Hữu Thỉnh mới dùng từ “vắt”. Vắt nửa mình chứ không phải vắt hết ấy đã tạo nên ranh giới cho đám mây nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu. Không hẳn là vẻ đẹp của mùa hạ cũng không hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của sự giao mùa được cảm nhận thật tinh tế bởi Hữu Thỉnh.

Đọc thêm:
Dàn ý giải thích câu tục ngữ: Hùm chết để da, người ta chết để tiếng

Bốn câu thơ cuối cũng là những biến chuyển ầm thầm của tạo vật để từ đó nhà thơ rút ra được một triết lí về đời người:

” Vẫn còn bao nhiêu nắngĐã vơi dần cơn mưaSấm cũng bớt bất ngờTrên hàng cây đứng tuổi”

Những hình ảnh như “nắng, mưa, sấm” đều là những nét đặc trưng của mùa hạ. Nhưng khi mùa thu dần đến thì những hình ảnh thiên nhiên ấy bỗng chốc chỉ còn mờ nhạt dần hơn. Những từ ngữ chỉ mức độ như là “vẫn còn, đã vơi dần, bớt” đã thể hiện điều đó. Hình ảnh “Sấm bất ngờ/ hàng cây đứng tuổi” vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ. Sang thu sấm thưa dần, nhỏ dần không đủ sức để lay động hàng cây đã bao mùa thay lá. Biện pháp nhân hóa “bất ngờ, đứng tuổi” đều chỉ trạng thái của con người. Nhưng đằng sau nghĩa tả thực đó chính là một triết lí về đời người mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến người đọc. Con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những sóng gió, thử thách của đời người. Khi con người có sự trải nghiệm nhiều hơn, hiểu mình hơn, hiểu đời hơn. Lúc đó, người ta sẽ sẵn sàng đón nhận những biến cố và vượt qua được nó.

Có thể nói, chỉ với hai khổ thơ nhưng tác giả Hữu Thỉnh đã cho chúng ta thấy được những biến chuyển của đất trời đang ngả dần sang thu. Các từ láy sử dụng thật điêu luyện, cũng với hình ảnh thơ đặc trưng của mùa hạ, mùa thu. Ông đã có một cảm nhận nhiều tầng bậc, sâu sắc, tinh tế và thể hiện cảm xúc ngây ngất trước sự vận động đó.

Đọc thêm:
Đoạn văn cảm nhận về một chi tiết trong Quang Trung đại phá quân Thanh hay nhất

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-tu-ngu-hinh-anh-ve-bien-chuyen-cua-troi-dat-luc-giao-mua-trong-bai-sang-thu-41843n.aspx Sang thu là tác phẩm nổi bật trong ngữ văn lớp 9, ngoài bài làm văn Phân tích từ ngữ, hình ảnh về biến chuyển của trời đất lúc giao mùa trong bài Sang thu, thầy cô cùng các bạn học sinh có thể tìm hiểu thêm những bài làm văn mẫu khác như Phân tích đoạn thơ trong bài Sang thu Bỗng nhận ra hương ổi… Vắt nửa mình sang thu, Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bài thơ Sang thu, Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu, Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu, hay cả phần Soạn bài Sang thu, soạn Văn lớp 9. Các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết để ứng dụng cho nhu cầu học tập tốt nhất nhé.

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button