Phân tích nỗi khát khao tình đời và tình người trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Đã kiểm duyệt nội dung

Đề bài: Phân tích nỗi khát khao tình đời và tình người trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

phan tich noi khat khao tinh doi va tinh nguoi trong bai tho day thon vi da

Phân tích nỗi khát khao tình đời và tình người trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

I. Dàn ý Phân tích nỗi khát khao tình đời và tình người trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

1. Mở bài

– Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: Mỗi khát khao tình đời và tình người trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

2. Thân bài

a. Nỗi khát khao giao cảm của thi nhân với đời qua bức tranh thiên nhiên vườn Vĩ Dạ

– Câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?”:+ Câu hỏi chân tình vừa như trách móc lại vừa như lời mời gọi.+ Câu hỏi cũng là lời tác giả đang tự vấn chính mình sao đã bao thời gian mà chẳng dành chút thảnh thơ trở về chốn cũ.

– Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ:+ Cảnh vườn thiên nhiên êm đềm, xanh biếc và sáng trong hiện ra trước mắt người đọc.+ “Nắng hàng cau” là ánh nắng thanh khiết, ấm áp chứa hình ảnh quê nhà “hàng cau” trong buổi sáng bình minh.+ “xanh như ngọc” cách so sánh độc đáo gợi tả vẻ đẹp xanh non, tươi tắn của cây lá trong khu vườn.+ “Mặt chữ điền” khuôn mặt dịu dàng, phúc hậu của người con gái xứ Huế.=> Sự hài hòa giữa cảnh và người nơi thôn Vĩ.

– Đằng sau bức tranh cảnh thiên nhiên đẹp ấy phải chẳng là những vệt màu tâm trạng chôn dấu bấy lâu trong lòng người:+ Nỗi nhớ thương, là khát khao được trở về, là mong ngóng được gặp người, gặp cảnh.+ Niềm thiết tha được tâm giao với người mình thương sau những tháng năm mòn mỏi đợi chờ.=> Nỗi nhớ hòa trong tình yêu, nỗi nhờ hòa trong hoài niệm, nỗi nhớ hòa trong tưởng tượng một miền xa vắng.

b. Nỗi khát khao giao cảm của thi nhân với đời qua bức tranh xứ Huế đêm trăng:– Cảnh vật chìa lìa đôi ngả, không gian nhuốm màu chia ly.- Nhịp thơ 4/3 kết hợp cùng các hình ảnh tương phản, đối lập: “gió theo lối gió, mây đường mây” gợi lên nỗi buồn của sự không gặp gỡ, của chia xa.=> Khát khao gặp gỡ, khát khao được giao cảm với con người, cuộc đời nhưng chỉ nhìn thấy một màu chia ly, đơn độc.- Phép nhân hóa “dòng nước buồn thiu”: dòng sông mang màu tâm trạng.→ Nhân vật trữ tình mong mỏi được ai đó đến để kịp sẻ chia, kịp dốc bầu tâm sự.

c. Nỗi khát khao giao cảm của thi nhân với đời, với người qua giấc mơ mộng tưởng:– Mơ về bóng dáng mờ ảo, như xa như gần, như thực như hư của một người con gái “áo em trắng quá nhìn không ra”.- Nhịp thơ 4/3 kết hợp với điệp ngữ “khách đường xa” cùng động từ “mơ” càng tô đậm nỗi ngóng trông da diết của nhân vật trữ tình.- Hình ảnh “đường xa” gợi khung cảnh về không gian, hình ảnh giấc mơ gợi khoảng cách về thời gian, tứ thơ gợi khoảng cách về lòng người.- Hình ảnh con người “nhân ảnh” mờ trong “sương khói” cùng với cụm từ “nhìn không ra” gợi nỗi bất lực, hoài vọng của thi nhân.- Nghi hoặc, lo sợ về tình người, tình đời:

Đọc thêm:
Suy nghĩ về ý kiến: Bạn muốn biết mình là ai, đừng hỏi nữa hãy hành động...

“Ai biết tình ai có đậm đà ?”

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị bài thơ và vẻ đẹp tâm hồn tác giả.

II. Bài văn mẫu Phân tích nỗi khát khao tình đời và tình người trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Chuẩn)

Nhà thơ Hàn Mặc Tử, một trong những thi sĩ nổi danh với trường thơ “điên” cùng những hồn thơ tha thiết, trong trẻo lại vừa quằn quại, đau đớn đến tột cùng. Mỗi tác phẩm của Hàn Mặc Tử đều để lại những dấu ấn khó quên trong lòng người đọc, tiêu biểu trong số đó là tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên xứ Huế trong trẻo, căng tràn nhựa sống mà qua đó còn thể hiện nỗi khao khát về tình đời, tình người trong tâm hồn thi sĩ.

Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình kết hợp với ngôn ngữ giản dị mà giàu giá trị biểu đạt, Hàn Mặc Tử đã cất tiếng nói của trái tim mình một cách đầy chân thành và tha thiết.

Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?”

Câu hỏi tu từ vừa như trách móc lại vừa như mời gọi ấy khiến người đọc nhớ đến mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc- người con gái xứ Huế. Phải chăng vì nuối tiếc những điều xưa cũ, những lời chưa kịp tỏ bày mà tác giả đang tự vấn chính mình trong nỗi khắc khoải khôn nguôi rằng sao không trở về thăm lại thôn Huế- , vùng quê thanh bình mà yên ả mà mình từng gắn bó. Lời giục giã ẩn sau câu thơ bảy chữ cũng là tiếng lòng trách móc bản thân của nhân vật trữ tình.

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chọn “thôn Vĩ’ làm hình ảnh trung tâm, gợi thương gợi nhớ. Bởi nơi đây chứa chan những cảnh sắc thi vị, hài hòa, nơi mà thi nhân từng gắn bó, yêu thương. Một mảnh vườn thôn Vĩ dần hiện ra trước mắt sau mớ ngôn từ được sắp đặt đầy chủ ý:

“Nhìn nắng hàng cau , nắng mới lênVườn ai mướt quá, xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền”

Trong tâm hồn ấy, hẳn thôn Vĩ phải giữ một vị trí vô cùng đặc biệt, tác giả mới viết nên những vần thơ đẹp đến xao lòng như thế. Khu vườn thôn Vĩ xanh non, biếc rờn mơn mởn sự sống được gợi mở ra trước mắt người đọc. Đó là “nắng hàng cau” ánh nắng thanh khiết, ấm áp chứa hình ảnh quê nhà “hàng cau” đang “tắm” mình dưới ánh nắng ban mai. “Xanh như ngọc” là cách so sánh độc đáo gợi tả vẻ đẹp xanh non, tươi tắn của cây lá trong khu vườn. Trong khung cảnh tươi đẹp, căng tràn sức sống của thiên nhiên thôn Vĩ, hình ảnh người con xứ Huế xuất hiện sau hàng trúc. “Lá trúc chen ngang mặt chữ điền” gợi ra vẻ đẹp dịu dàng, phúc hậu của người con gái Huế.

Đọc thêm:
Dàn ý bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Sự hài hòa giữa cảnh và người nơi thôn Vĩ làm cho bức tranh thơ trở nên bình yên và ngọt ngào quá đỗi. Thiên nhiên đẹp quá khiến lòng người thổn thức, thi nhân đang ở một nơi xa xôi mà nhớ về chốn cũ bằng cả lý trí, tâm hồn và trái tim mình. Đằng sau bức tranh cảnh thiên nhiên đẹp ấy phải chẳng là những vệt màu tâm trạng chôn giấu bấy lâu trong lòng người. Đó là nỗi nhớ thương, là khát khao được trở về, là mong ngóng được gặp người, gặp cảnh, là thiết tha được tâm giao với người mình thương sau những tháng năm mòn mỏi đợi chờ. Nỗi nhớ hòa trong tình yêu, nỗi nhờ hòa trong hoài niệm, nỗi nhớ hòa trong tưởng tượng, tất cả đã vẽ nên một bức tranh thật buồn, thât đẹp và cũng thật nên thơ.

Bước sang khổ thơ thứ hai, nỗi khát khao tình người, tình đời của thi nhân càng rõ rệt, thấm trong từng hơi thở của ngôn từ:

“Gió theo lối gió, mây đường mâyDòng nước buồn thiu hoa bắp layThuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay”

Cảnh vật chìa lìa đôi ngả, không gian nhuốm màu chia ly. Nhịp thơ 4/3 kết hợp cùng các hình ảnh tương phản, đối lập: “gió theo lối gió, mây đường mây” gợi lên nỗi buồn của sự chia xa. Mây gió vốn đi cùng nhau “gió thổi, mây bay” giờ đây lại như hai kẻ ngược dòng, ngược lối. Còn gì đau đớn hơn khi một kẻ khát khao gặp gỡ, khát khao được giao cảm với con người, cuộc đời nhưng chỉ thấy sự đơn độc, chia li. Sự chia xa ấy, phải chăng còn là dự cảm về một sự chẳng lành trong tương lại khi tác giả phải chia lìa cõi trần gian trong cảnh bạo bệnh?

Không còn là những vần thơ mang màu sự sống như khổ thơ thứ nhất nữa, sang đến những dòng thơ hiện tại, Hàn Mặc Tử nhìn đâu cũng thấy nỗi buồn:

“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được tác giả tiếp tục sử dụng như một phương tiện bộc bạch tâm trạng, bởi vốn:

” Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầuNgười buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Dòng sông buồn với những cánh hoa bắp lay nhẹ trong gió, hờ hững và tẹ nhạt. Phép nhân hóa “dòng nước buồn thiu”càng làm cho dòng sông thêm tâm trạng. “Dòng nước buồn thiu” là vì đâu? Vì gió, mây đôi ngả hay vì lòng ta đa mang?

Giữa dòng nước buồn thiu, giữa dòng đời buồn tênh ấy, nhân vật trữ tình mong mỏi được ai đó đến để kịp sẻ chia, kịp dốc bầu tâm sự:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay? “

Bến trăng, sông trăng, thuyền trăng, không gian đêm tối tràn ngập ánh trăng. Kẻ cô đơn thường tìm đến trăng bầu bạn, xem trăng là tri kỉ, là bạn tâm giao. Hàn Mặc Tử cũng không nằm ngoài nỗi niềm ấy. Thi nhân đang khát trăng, mong cho thuyền chở trăng về “kịp”, bởi với một người cái chết đang cận kề trong gang tấc, thời gian nào có thể chờ đợi. Ngày tháng còn lại quá ít ỏi, đếm vị thời gian mà lòng đau đớn khôn nguôi, chữ “kịp” cất lên nghe sao thật xót xa, đau đáu. Sự khắc khoải, chờ đợi, mong mỏi, hy vọng, khát khao mãnh liệt được giao cảm như dồn hết vào dòng thơ ấy.

Đọc thêm:
Thuyết minh về cây bưởi

“Mơ khách đường xa, khách đường xaÁo em trắng quá nhìn không raỞ đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà ?”

Nỗi khát khao càng lớn, tác giả càng muốn tìm về mộng tưởng để thỏa nỗi niềm nhung nhớ. Một giấc mơ có bóng hình người con gái xuất hiện. Nhịp thơ 4/3 kết hợp với điệp ngữ “khách đường xa” cùng động từ “mơ” càng tô đậm nỗi ngóng trông da diết của nhân vật trữ tình. Hình ảnh “đường xa” gợi khung cảnh về không gian, hình ảnh giấc mơ gợi khoảng cách về thời gian, tứ thơ gợi khoảng cách về lòng người. Liệu rằng tâm hồn này thương say đắm, yêu say đắm, chờ đợi da diết mà lòng ai có thấu, tình ai có tỏ hay không?

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà ?”

Hình ảnh “nhân ảnh” mờ trong “sương khói” cùng với cụm từ “nhìn không ra” càng gợi nỗi bâng khuâng, hoài vọng của thi nhân. Nhưng sau tất cả, dường như chỉ nhận lại toàn những thất vọng, hụt hẫng, nuối tiếc mà thôi:

“Ai biết tình ai có đậm đà ?”

m hưởng bài thơ có nhớ thương, có buồn đau, có hy vọng cũng không ít hụt hẫng và đau đớn, nhưng sau những điều ấy là một trái tim tha thiết với cuộc đời, khát khao sống và được sống để tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, được giao cảm với tình người, tình đời.

Có thể nói, Đây thôn Vĩ Dạ là một tác phẩm xuất sắc trong làng thơ Mới với sự kết hợp hài hòa giữa cảnh và tình cùng những biện pháp nghệ thuật độc đáo. Hàn Mặc Tử không chỉ dùng ngôn ngữ nghệ thuật để bộc bạch tâm trạng mà còn dùng cả tiếng nói của con tim để giãi bày cùng nhân thế. Tác phẩm như một bông hoa dại trong vườn thơ của văn học nước nhà, không sắc thơm mà vẫn tỏa hương ngào ngạt.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-noi-khat-khao-tinh-doi-va-tinh-nguoi-trong-bai-tho-day-thon-vi-da-65552n.aspx Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu hay về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ để khám phá tác phẩm trọn vẹn trên nhiều phương diện: Phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ, Cảm nhận về khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ, Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Phân tích cái tôi trữ tình của Hàn Mạc Tử trong bài Đây thôn Vĩ Dạ, phân tích Đây thôn Vĩ Dạ. Chúc các em học tốt và làm văn hay!

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button