Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2
Đề bài: Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2
Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2
Mẹo Phương pháp phân tích bài thơ, đoạn thơ đạt điểm cao
I. Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2
1. Mở bài
Giới thiệu bài thơ Vội vàng và khái quát nội dung của khổ 2.
2. Thân bài
* Điều lo sợ:– Sự chảy trôi của thời gian: xuân tới → xuân qua; xuân non → xuân già- Lòng người rộng lớn với khát khao → lượng trời chật hẹp → đời người ngắn ngủi → thành xuân hữu hạn.
* Lời thúc giục sống vội:– Vạn vật nhuốm màu phải tàn, chia ly- Hãy tận hưởng mọi thứ nhân lúc trời còn tươi, xuân còn thắm- Hãy sống hết mình khi sức còn trẻ, đam mê còn chưa thoả
3. Kết bài:
Cảm nghĩ về đoạn thơ.
II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2
Xuân Diệu là một nhà thơ Mới xuất sắc và đạt nhiều thành tựu của văn học Việt Nam. Một trong những bài thơ hay nhất của ông là bài thơ “Vội vàng” trích trong tập “Thơ thơ”. Thi phẩm mang đến cho đọc giả một bức tranh mùa xuân tươi mới và những cảm quan nhân sinh đầy mới mẻ. Đoạn 2 của bài thơ là đoạn văn thể hiện sâu sắc nhất về triết lý thời gian và cuộc đời.
” Xuân đương tới nghĩa là xuân đương quaXuân còn non nghĩa là xuân sẽ giàMà xuân hết nghĩa là tôi cũng mấtLòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chậtKhông cho dài thời trẻ của nhân gian.”
Nếu như ở khổ thơ đầu, nhà thơ đã dựng lên bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp với ong bướm, hoa cỏ, đồng nội, yến anh, cùng với đó là tình yêu đến cháy bỏng của người thi sĩ thì đến khổ thơ thứ 2, Xuân Diệu lại thể hiện sự khắc khoải trước những bước đi của thời gian. Dường như, sâu thẳm trong tâm hồn người thi nhân ấy ý thức rất rõ sự chảy trôi đến mức vô tình của thời gian. Trước một mùa xuân với sắc hương rực rỡ quyến rũ mê hoặc ấy, tác giả cũng tận hưởng, cũng thưởng thức đấy thôi nhưng lòng vẫn lo sợ. Lỡ sợ rằng “xuân đương tới” rồi xuân cũng sẽ “đương qua”, xuân còn non không có nghĩa là xuân sẽ không già, bởi mỗi phút giây quá đi là đời người lại thêm ngắn lại. Thời gian chẳng thể níu giữ được mùa xuân, được tuổi trẻ, được thanh xuân, được đời người. Thời gian, tuổi trẻ, chả bao giờ có thể quay lại, bởi thế mà tứng giấy đều phải trân trọng, phải vội vàng sống kẻo lỡ những thành xuân cuộc đời. Sự phối kết hợp những động, tính từ trái nghĩa “tới” – “qua”; ” già”- “non”, đã cho thấy cảm quan của thi nhân trước thời gian đầy tinh tế. Mỗi ngày, mỗi tháng năm qua đi tháng năm qua đi đời người thêm phần ngắn lại, khi mà ta không còn cảm nhận được mùa xuân nữa nghĩa là đời người không còn, sinh thể vĩnh viễn xa rời cuộc đời. Dù biết lòng người thì rộng, còn bao khát khao, bao hoài bão và những ước mơ đấy nhưng biết làm sao được khi thời gian càng rút ngắn, khi lượng trời hữu hạn, tuổi trẻ nhân gian đâu có chịu dài. Cảm nhận được sự vội vã ấy, nhà thơ càng bất an, càng thảng thốt, nghẹn ngào:
” Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoànNếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạiCòn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãiNên bâng khuân tôi tiếc cả đất trời”
Đất trời rộng lớn, vũ trụ bao la, con người nhỏ bé, đời người hữu hạn. Phải chấp nhận sự thật dẫu biết rằng mùa xuân tuần hoàn đấy thôi nhưng tuổi trẻ đâu có tuần hoàn, đâu thể thắm lại những lần như thuở còn sung sức, còn dồi dào nhiệt huyết. Thế nên nỗi tiếc nuối, bâng khuâng rợn ngợp cả đất trời. Mùi chia li cũng bao trùm lấy cả sự vô tận của thời gian, khoảng không cách biệt của không gian:
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôiKhắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệtCon gió xinh thì thào trong lá biếcPhải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thiPhải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.”
Một lẽ thường của tạo hoá, một quy luật trần thế vạn vật đều không tránh khỏi. Vị thời gian rớm màu chia phôi, núi sông than thầm lời tiễn biệt, những cơn gió xuân vốn dạt dào đến thế cũng thều thào trong tiếng nghẹn. Tiếng vàng anh ru khúc nhạc tình cũng đành ngừng lại. Có lẽ chúng đều sợ thời gian, sợ những chia lìa, nước mắt, sợ những phai tàn, héo úa.
“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”
Đến cuối cùng, chẳng bao giờ có thể làm được những điều mình ước muốn nếu cứ mãi đợi chờ, mãi hy vọng. Tiếng “ôi” thật nhẹ nhàng mà cũng thật tha thiết, vừa như hối tiếc lại vừa như thúc giục mọi người hãy hành động, hành động ngay bây giờ:
“Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm”
Hãy nhanh nhanh chạy đua với vũ trụ, với thời gian nhân lúc “mùa chưa ngả chiều hôm”, nhân lúc màu lá phải chưa ngả, mùa chia ly chưa đến. Câu cầu khiến “Mau đi thôi” như một lời thức tỉnh những ai đang u mê ngập chìm trong sự chậm chạp, trễ nải và thơ ơ hãy sống nhanh, sống vội và sống có trách nhiệm. Đừng bỏ lỡ thành xuân bởi những tháng năm sống phí, sống hoài.
Đoạn thơ không quá dài nhưng đã gửi gắm biết bao nhiêu những ân tình của người viết, tác giả đã mang đến cho độc giả, đặc biệt là những người trẻ tuổi một cảm quan mới mẻ về lẽ sống để học tập. Thơ Xuân Diệu phải chăng chính là “tiếng nói của một tâm hồn yêu đời” như thế. Đọc đoạn thơ, em thấy mình cần phải gắng sức mỗi ngày, tận dụng thời gian để sống, học tập và làm việc có ý nghĩa hơn nữa để sống một tuổi trẻ thật đẹp, thật trọn vẹn.
-HẾT-
Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ của mùa xuân và tình yêu, ông mang trong mình tình yêu cháy bỏng với cuộc sống, với thiên nhiên, cũng bởi vì quá yêu cuộc sống mà nhà thơ nhạy cảm, ám ảnh hơn với những bước đi của thời gian. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2 trên đây đã giúp các em phân tích tâm trạng, quan niệm về thời gian của Xuân Diệu, bên cạnh đó, các em có thể tìm hiểu chung về bài thơ qua Phân tích Vội vàng đoạn 1 hay phân tích 13 câu đầu bài vội vàng để thấy được khát vọng táo bạo mà thành thực của nhà thơ qua bài Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 3 mà Taimienphi.vn đã giới thiệu và đăng tải.
https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-tho-voi-vang-doan-2-56317n.aspx