Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh

Đã kiểm duyệt nội dung

Đề bài: Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh

phan tich bai tho dap da o con lon

Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

I. Dàn ý Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu bài thơ:+ Bài thơ ” Đập đá ở Côn Lôn ” của Phan Châu Trinh là một bài thơ hay và tiêu biểu của Phan Châu Trinh.+ Lẽ sống quật cường, chí khí phi thường của một kẻ sĩ yêu nước tạo nên một bầu không khí thời đại oanh liệt, hào hùng

2. Thân bài

– Dù ở nơi tù đày khổ cực như thế nào cũng không làm nhụt đi ý chí của vị “đấng quân tử”:+ Tư thế đứng giữa đất Côn Lôn hiên ngang tạo cảm giác như tự do, thoải mái+ Nuôi chí lớn,quyết phải đem thân mình xông pha giành chiến công lừng lẫy trong mọi hoàn cảnh- Công việc đập đá không dễ dàng->thành quả lớn_->ý chí, nghị lực phi thường…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn tại đây.

II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn (Chuẩn)

Thơ là cái hồn của xúc cảm, thơ bao giờ cũng nói lên những tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình. Bởi vậy, mỗi bài thơ được tác giả viết nên đều mang bóng dáng tâm hồn của người thi sĩ, là cảm quan của những con người nhạy bén trước thời cuộc. Văn học những năm đầu của thế kỷ hai mươi đưa ta đến với những vần thơ đẹp và tràn đầy sinh lực, tưới lên một sức sống dồi dào mà khi đọc lại khiến lòng không khỏi cảm phục, tin yêu. Bài thơ ” Đập đá ở Côn Lôn ” của Phan Châu Trinh là một bài thơ hay như thế, lẽ sống quật cường, chí khí phi thường của một kẻ sĩ yêu nước tạo nên một bầu không khí thời đại oanh liệt, hào hùng.

Đọc thêm:
Phân tích quá trình tha hoá và thức tỉnh của Chí Phèo

” Làm trai đứng giữa đất Côn LônLừng lẫy làm cho lở núi non”

Chốn Côn Lôn nhiều những khó khăn, nơi mà khi nhắc đến người ta thường nghĩ về sự khổ cực, đày đoạ và chết chóc. Những người bị bọn thực dân Pháp bắt giữ, đày ra Côn Đảo d đến từ nhiều nơi khác nhau nhưng đều có chung một lòng yêu nước. Nơi đây, cũng là nơi mà bao nhiêu người yêu nước phải ra đi mãi mãi. Phan Châu Trinh là nhà cách mạng nhiệt thành nên cũng là đối tượng truy lùng, bắt giữ của bọn thực dân. Cũng giống như nhiều chiến sĩ cách mạng khác, Phan Châu Trinh bị bắt và đày ra Côn Đảo.

Cái khó khăn khổ cực đến khắc nghiệt nơi Côn Đảo cũng không làm nhụt đi ý chí của vị ” đấng quân tử ” kia. Tư thế đứng giữa đất Côn Lôn thật tự do, thoải mái và dường như người chiến sĩ ấy chẳng vướng bận điều gì. Một người tù mà hiên ngang đến mức lạ lùng, đứng giữa trời đất bao la chẳng màng lo sợ, thách thức. Ý thức bản thân cùng sự tự tin, tinh thần thép kiên cường giúp ông vượt qua được những gian khổ. Để rồi tiếng thơ dõng dạc cất lên khiến ta không khỏi tự hào:

” Lừng lẫy làm cho lở núi sông”

Chí làm trai hiên ngang, quyết phải đem thân mình xông pha giành chiến công lừng lẫy, nuôi chí anh hùng xây dựng non sông, gấm vóc.

“Xách búa đánh tan năm bảy đống,Ra tay đập bể mấy trăm hòn”

Đọc thêm:
Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua các lời thoại trong đoạn trích Trao duyên

Công việc đập đá chẳng dễ dàng gì với một người lao động chân tay, huống hồ Phan Châu Trinh vốn là một nhà nho quen với bút mực, sách vở . Vậy mà trong cảnh làm việc, ta không thấy sự mệt mỏi mà là những thành quả vô cùng lớn. Sức khoẻ và tinh thần của người nho sĩ yêu nước ấy chẳng thể nào bị giết chết được bởi những kẻ bóc lột tàn ác kia. Bọn thực dân càng hành hạ người tù bao nhiêu thì tinh thần bất khuất, ý chí quật cường kia càng nổi bật bấy nhiêu. Càng mạnh mẽ bao nhiêu càng cho thấy khát khao hành động của người tù chống lại lũ giặc ngạo mạn kia để cứu nước, giúp dân bấy nhiêu. Đó như một sự khẳng định cho thái độ kiên quyết, vững chí, bền gan của một người cách mạng kiên trung.

“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,Mưa nắng chi sờn dạ sắt son”

Những tháng ngày nơi Côn Lôn thực chẳng dễ dàng, khó khăn có, bị bóc lột đàn áp có, bất công cũng có. Thời tiết thất thường, công việc nặng nhọc, gian nan. Tất cả đều phải một mình trải qua và chịu đựng. Song gian nan mới tôi luyện nên những cơn người như Phan Châu Trinh, bền gan vững chí không gì lay chuyển nổi. Thân rắn rỏi, dũng mãnh, dạ sắt son một lòng vững chí, niềm yêu nước thương dân vẫn không ngừng chảy trong từng dòng máu, nỗi khát khao đưa đất nước thoát khỏi bần cùng tù đày luôn chứa chan trong từng hơi thở của kẻ sĩ yêu nước kia. Càng vượt qua những thách thức càng khiến người tù thêm vững vàng vào ý chí, vào quyết tâm gây dựng đất nước thái bình, thịnh trị.

” Những kẻ vá trời khi lỡ bướcGian nan kể chi việc cỏn còn”

Đọc thêm:
Phân tích cảnh phố huyện ngày tàn trong phần đầu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Với Phan Châu Trinh, con người có khát vọng vì nhân dân, vì đất nước , những kẻ nuôi chí lớn vùng vẫy bốn bể năm châu, vá trời lấp bể ấy thì đôi lúc” lỡ bước” cũng chẳng hề gì. Ông xem đó là lẽ thường, là việc ” cỏn con” chẳng đáng để bàn tới. Những khó khăn, những vất vả ấy là chẳng hề gì cả đối với những kẻ mưu nghiệp lớn, có chăng chỉ để tôi luyện lòng người thêm quật cường hơn mà thôi.

Bài thơ không quá dài nhưng cũng đủ để ta cảm nhận một khí phách hiên ngang” đầu đội trời, chân đạp đất” của người tù cách mạng vốn sinh ra là một người bình thường nhưng mang sứ mệnh lớn lao vì dân vì nước. Đọc tác phẩm, em thấy mình học được nhiều bài học về cách sống, cách đối mặt với những khó khăn trong cuộc đời. Dẫu thế nào đi nữa, vẫn hãy vững bước vượt qua, xem khó khăn như là một thứ gia vị trong cuộc sống, hãy hiên ngang trên con đường thực hiện lý tưởng của chính mình, đặc biệt là những lý tưởng đẹp đẽ vì xã hội, vì cộng đồng.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-tho-dap-da-o-con-lon-47802n.aspx Cùng với bài Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, các em có thể tìm hiểu chi tiết về nội dung bài thơ qua việc phân tích: Cảm nhận về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, Khái quát đặc sắc Nội dung, nghệ thuật bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, Hình ảnh người anh hùng cứu nước qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button