Phân tích bài ca dao sau: “Trèo lên cây khế nửa ngày…Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời”
Đề bài: Phân tích bài ca dao sau: “Trèo lên cây khế nửa ngày…Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời”
Bài làm:
Ca dao Việt Nam đi vào tiềm thức của người dân một cách đầy tự nhiên và hồn hậu như chính tâm hồn những người lao động chân chất, thật thà. Có ca dao tình nghĩa, ca dao về thiên nhiên, ca dao về lao động sản xuất và có cả những bài ca dao than thân cho số phận trắc trở của mình.
“Trèo lên cây khế nửa ngày,Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!Mặt trăng sánh với mặt trời.Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.Mình đi có nhớ ta chăng?Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời”
Trong tình yêu, ai cũng mong muốn cho mình một tình duyên tốt đẹp, suôn sẻ, vẹn tròn. Nhưng không phải mối tình nào cũng đẹp đẽ, có những cuộc tình đầy trắc trở ngược xuôi. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao cũng vậy, chàng yêu say đắm cô gái nhưng duyên phận lỡ làng, chàng buông lời chưa xót, tủi hờn cho thân phận. Trong cái bình thường của hành động đã chứa đựng cái bất thường của tình cảm. “Trèo lên cây khế nửa ngày “. Chàng trai đã đau đớn, đắng cay khiến lòng ngẩn ngơ, chờ đợi. Cây khế như một người bạn tâm tình để chàng trai được bộc lộ nỗi lòng mà tâm sự cùng khế. Những lời từ tận đáy lòng của chàng trai thốt lên thật nghẹn ngào biết bao : “Ai làm chua xót lòng này khế ơi?”. Một câu hỏi từ từ bật lên, phiếm từ chỉ định “ai” nỡ làm lòng chàng chưa xót. Vì ai mà khiến chàng ngậm ngùi cay đắng. Phải chăng đó chính là những khắt khe của lễ giáo phong kiến, những bất công của xã hội cũ đã làm ngăn trở tình cảm đôi ta, làm tan nát bao mối tình nhân gian tốt đẹp.
Tiếng than cất lên sao mà xé lòng đến thế, khế chua – lòng người cũng đầy chua xót. Bao cách trở tình yêu khiến lòng chàng càng sầu muộn da diết hơn. Tác giả đã sử dụng khoảng cách vô tận của những hình ảnh thiên nhiên, sự cao rộng của đất trời vũ trụ để chỉ khoảng cách của tình yêu đôi lứa. Mặt trời và mặt trăng đều đẹp đẽ hiền dịu và sáng ngời như thế mà chẳng bao giờ có thể gặp gỡ nhau cũng như ta và mình vậy. Sao Hôm và sao Mai cũng mãi xa cách nghìn trùng chẳng thể nào thấy nhau. Nhưng dù có xa xôi cách biệt thì chúng đều có điểm chung là mang lại sự sống và làm đẹp cho muôn loài, cho thiên nhiên, đều đẹp đẽ và tinh khôi. Như tình chúng mình vậy, dù khoảng cách có bao xa vẫn luôn sắt son với tấm lòng chung thủy, vẫn mãi trường tồn, vĩnh hằng và bền vững như tình yêu.
“Mình ơi có nhớ ta chăngTa như sao vượt chờ trăng giữa trời”
“Mình” và “ta” tuy hai mà một, sao mà thiết tha, ân tình đến vậy. Lời xưng hô thấm đẫm tình yêu thương dành cho nhau. Ta và mình càng xa cách càng không thể nguôi ngoai nỗi nhớ nhung dành cho nhau cũng như sao Vượt với ánh trăng kia đều là bầu trời đêm nhưng chẳng thể nào gặp gỡ, chỉ có thể dành cho nhau những ân tình, những tình cảm tốt đẹp yêu thương. Bài ca dao mang đến cho ta nhiều cảm xúc, vừa thấy trân trọng tình yêu thủy chung của đôi lứa dành cho nhau, vừa thương xót ngậm ngùi trước mối tình trắc trở, trước nỗi lòng đau đáu của chàng trai. Đó là một mối tình quá đỗi cảm động khiến ta thêm niềm tin vào tình yêu, những tình cảm tốt đẹp và trân quý những hạnh phúc đang có của hiện tại hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-ca-dao-sau-treo-len-cay-khe-nua-ngay-ta-nhu-sao-vuot-cho-trang-giua-troi-41945n.aspx Những bài làm văn về những câu Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa không còn là đề tài xa lạ đối với các bạn học sinh. Ngoài bài làm văn Phân tích bài ca dao sau: “Trèo lên cây khế nửa ngày…Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời”, học sinh và giáo viên tham khảo thêm các bài làm văn mẫu khác như Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Cảm nhận của em về số phận người phụ nữ qua các câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao, Cảm nhận về câu ca dao: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai hay Phân tích những câu Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa…