Phân tích 3 khổ thơ cuối bài Sóng

Đã kiểm duyệt nội dung

Đề bài: Phân tích 3 khổ thơ cuối bài Sóng

phan tich 3 kho tho cuoi bai song

Phân tích 3 khổ thơ cuối bài Sóng

I. Dàn ý Phân tích 3 khổ thơ cuối bài Sóng (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu chung về tác giả Xuân Quỳnh.- Giới thiệu về bài thơ Sóng và 3 khổ thơ cuối.

2. Thân bài

– Khổ thơ thứ nhất:+ Giữa đại dương bao la có trăm ngàn con sóng vỗ, sóng vẫn dạt dào vỗ về bờ dẫu phải trải qua muôn vàn cách trở.+ Hình ảnh sóng ấy chính là hình ảnh ẩn dụ cho em- người con gái khi yêu.+Tác giả đã dùng sự tương đồng về đặc điểm của những vật thể hữu hình để nói về cái vô hình.-> Trên con đường tình yêu sẽ gặp muôn vàn những thách thức, khó khăn. Đó có thể là sự xa nhau về khoảng cách, thời gian, những những dỗi hờn vội vã. Nhưng nếu biết vượt qua tất cả, biết giữ niềm tin và sự thuỷ chung.

– Khổ thơ thứ hai:+ Cuộc đời dài rộng, năm tháng vô tình.+ Ý thức về thời gian gắn liền với nỗi âu lo về hạnh phúc mong manh.→ Chiêm nghiệm sâu sắc: Vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng nhưng cuộc đời con người lại hữu hạn.

– Khổ thơ cuối:+ Tác giả gửi gắm niềm hy vọng về một tình yêu bất diệt, lâu bền theo năm tháng và nỗi khát khao mãnh liệt được chìm đắm, tận hưởng niềm hạnh phúc của biển lớn tình yêu.+ Hai tiếng “làm sao” đặt ở đầu câu thơ cho thấy một niềm mong ước cháy bỏng muốn hoà vào biển lớn của nhân vật trữ tình.+ Trạng ngữ chỉ mục đích đặt ở cuối bài “Để ngàn năm vẫn vỗ” một lần nữa khẳng định được tình yêu trong “em’ luôn trường tồn, bất diệt, không thể xoá nhà.

Đọc thêm:
Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của 3 khổ thơ cuối.

II. Bài văn mẫu Phân tích 3 khổ thơ cuối bài Sóng (Chuẩn)

Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ nổi tiếng với những bài thơ viết về tình yêu hay và sâu sắc. Bằng tiếng nói của một trái tim chân thành và khao khát yêu thương, tác giả đã viết nên những vần thơ có sức rung cảm mãnh liệt trong lòng người đọc. Bài thơ “Sóng” là một bài thơ tiêu biểu của bà, đặc biệt ba khổ cuối bài nói về những khó khăn, trắc trở của tình yêu, qua đó làm nổi bật lên niềm tin về một tình yêu vĩnh cửu, bất diệt trong cuộc đời.

“Ở ngoài kia đại dươngTrăm ngàn con sóng đóCon nào chẳng tới bờDù muôn vời cách trở”

Giữa đại dương bao la có trăm ngàn con sóng vỗ, sóng vẫn dạt dào vỗ về dẫu có phải trải qua muôn trùng cách trở. Trong một đại dương rộng lớn, sóng hướng về phía bờ như một quy luật tất yếu. Hình ảnh sóng ấy chính là hình ảnh ẩn dụ cho em- người con gái khi yêu, “đại dương” mênh mông ấy chính là cuộc đời rộng lớn ngoài kia. Tác giả đã dùng sự tương đồng về đặc điểm của những vật thể hữu hình để nói về cái vô hình. Để đến được bến bờ hạnh phúc, để cảm nhận được niềm vui trọn vẹn của tình yêu đôi lứa sẽ phải trải qua muôn vàn những thách thức, khó khăn, đó có thể là sự xa nhau về khoảng cách, thời gian, những những dỗi hờn vội vã, những trách móc vô cớ,…Nhưng nếu biết vượt qua tất cả những “cách trở” ấy, biết giữ niềm tin và sự thuỷ chung để nuôi dưỡng tình yêu thì mọi khó khăn sẽ có thể xoá nhoà. Tình yêu cũng sẽ đơm trái ngọt như con sóng tìm tới vỗ bến bờ.

Đọc thêm:
Dàn ý suy nghĩ về hiện tượng Tháng giêng là tháng ăn chơi

Niềm tin có thể lớn lao, nhưng khi đối diện với những sóng gió, thử thách sẽ khiến người ta lo âu về sự mong manh của hạnh phúc. Đó là dự cảm âu lo của một trái tim nhạy cảm khi yêu:

“Cuộc đời tuy dài thếNăm tháng vẫn đi quaNhư biển kia dẫu rộngMây vẫn bay về xa”

Thời gian nào có thể chờ đợi ai bao giờ. Cuộc đời dẫu biết là dài đấy, nhưng nó cũng chỉ tính bằng năm, bằng tháng vẫn là điều hữu hạn. Lời thơ bất giác khiến ta nhớ đến những câu thơ của Xuân Diệu:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương quaXuân còn non nghĩa là xuân sẽ giàMà xuân hết nghĩa là tôi cũng mấtLòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chậtKhông cho dài thời trẻ của nhân gianNói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoànNếu tuổi trẻ chẳng hai lần gặp lại”

Cuộc đời hữu hạn mà thời gian vô tình, chảy trôi. Vì thế, người con gái hết mực chung thuỷ kia lo sợ tháng năm phôi phai, tình yêu nhạt nhòa, không thể níu giữ được. Nỗi khắc khoải về tương lai không trọn vẹn của tình yêu có lẽ cũng là tâm trạng chung của nhiều người khi yêu. Tác giả như đang thay lòng người khác nói lên những suy tư ấy.

Khổ cuối kết thúc bài thơ, tác giả gửi gắm niềm hy vọng về một tình yêu bất diệt, lâu bền theo năm tháng và nỗi khát khao mãnh liệt được chìm đắm, tận hưởng niềm hạnh phúc của biển lớn tình yêu:

Đọc thêm:
Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Có chí thì nên

“Làm sao được tan raThành trăm con sóng nhỏGiữa biển lớn tình yêuĐể ngàn năm còn vỗ”

Hai tiếng “làm sao” đặt ở đầu câu thơ cho thấy một niềm mong ước cháy bỏng muốn hoà vào biển lớn của nhân vật trữ tình. Những con sóng nhỏ nơi đại dương ngàn năm vẫn vỗ như chính những con sóng lòng nơi em ngàn năm vẫn khát khao hạnh phúc tình yêu, khát khao tận hưởng dư vị tình yêu. Trạng ngữ chỉ mục đích đặt ở cuối bài “Để ngàn năm vẫn vỗ” một lần nữa khẳng định được tình yêu trong “em’ luôn trường tồn, bất diệt, không thể xoá nhà.

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, giọng thơ vừa nhẹ nhàng lại vừa mãnh liệt. Trong ba khổ thơ cuối, vần, nhịp, thanh điệu được phối một cách hài hoà tinh tế cùng hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi, đoạn thơ mang đến cho người đọc những dư ba khó quên. Đó là khúc ca tình yêu hội tụ vẻ đẹp của của niềm tin, sự thuỷ chung cao thượng của một trái tim luôn sống hết mình vì tình yêu.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-3-kho-tho-cuoi-bai-song-65551n.aspx Bài viết trên có lẽ cũng đã giúp các em khám phá phần nào giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm rồi đúng không nào? Ngoài ra, các em xem thêm một số mẫu bài văn hay như: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh, Cảm nhận về khổ thơ thứ 5,6,7 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài Sóng của Xuân Quỳnh, Phân tích bài thơ Sóng để chứng minh Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính.

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button