Mở bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đã kiểm duyệt nội dung

Một số cách mở bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

mo bai bai tho dat nuoc cua nguyen khoa diemMở bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

1. Mở bài số 1:

Đất nước, quê hương là mảng đề tài lớn trong thi ca. Đã có rất nhiều tác giả thành công trong việc xây dựng lên một dáng hình đất nước, phác họa sống động một tình cảm lớn lao, thiêng liêng cho quê hương, xứ sở, đó là một đất nước dù trải qua đau thương nhưng vẫn ngời sáng tinh thần đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi, là một đất nước bình dị nhưng gắn bó yêu thương trong thơ Hoàng Cầm. Cũng viết về chủ đề đất nước quen thuộc ấy, Nguyễn Khoa Điềm trong bài thơ Đất nước đã mang đến những cảm nhận vô cùng mới mẻ về đất nước, nhà thơ đã định nghĩa đất nước bằng những gì bình dị, thân thuộc nhất đối với đời sống con người để từ cái thân thuộc, vô danh nhà thơ đã khái quát lên một đất nước hữu hình, đẹp đẽ mà thiêng liêng nhất.

>> Tham khảo thêm một số cách Kết bài Đất nước hay.

2. Mở bài số 2:

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cùng với lớp những nhà thơ trẻ tài năng trong phong trào thơ trẻ chống Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp cho nền văn học cách mạng rất nhiều tác phẩm thơ văn hay viết về đề tài đất nước, chiến tranh, người lính. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm có thể kể đến là bài thơ Đất nước (trích Trường ca khát vọng). Hình ảnh đất nước trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm được làm nên bởi sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn bởi cảm xúc thiết tha, nồng nàn cùng những suy tư sâu lắng về đất nước, dân tộc của nhà thơ.

Đọc thêm:
Suy nghĩ về câu nói: Một tấc đất, tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc xâm chiếm

mo bai dat nuoc cua nguyen khoa diem

Hướng dẫn cách viết mở bài Đất nước hay, thu hút người đọc

3. Mở bài số 3:

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ gian khổ, những sáng tác thơ văn của các nhà văn, nhà thơ không chỉ đơn thuần thỏa mãn đam mê sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ mà còn là “vũ khí” đấu tranh vô cùng đắc lực. Những tác phẩm viết trong giai đoạn này thường mang đậm khuynh hướng sử thi và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một mặt tái hiện lại không khí cuộc chiến, mặt khác cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ- chiến sĩ tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hòa với phong trào đấu tranh chung của cả dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm vừa chiến đấu, vừa sáng tác nhằm cổ vũ, động viên cách mạng, một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông có thể kể đến là bài thơ Đất nước. Bài thơ viết về chủ đề đất nước, qua những cảm nhận về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã gợi lên ở thế hệ trẻ Việt Nam tình yêu nước nồng nàn, cùng với đó là tinh thần dân tộc và trách nhiệm của bản thân với đất nước, xứ sở.

4. Mở bài số 4:

“Đất nước” là đoạn trích đặc sắc trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ được sáng tác năm 1971 tại chiến trường Trị – Thiên nhằm mục đích thức tỉnh ý chí chiến đấu, tinh thần cách mạng của thế hệ trẻ cả nước, đặc biệt là thế hệ trẻ đô thị, vùng bị tạm chiến miền Nam cho cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì, gian khổ của dân tộc. Đồng thời, qua bài thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã thể hiện được những cảm nhận mới mẻ về hình tượng đất nước, bộc lộ tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, dân tộc và những suy ngẫm, chiêm nghiệm về đất nước – đất nước của nhân dân.

Đọc thêm:
Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

https://thuthuat.taimienphi.vn/mo-bai-bai-tho-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-diem-54428n.aspx Các em học sinh có thể đón đọc thêm một số đoạn mở bài mẫu khác bên cạnh Mở bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã được chúng tôi giới thiệu trong tài liệu Bài văn hay lớp 12 như: Mở bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông; Mở bài tùy bút Người lái đò sông Đà; Mở bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh; Mở bài bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng;…

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button