Khái niệm Wifi là gì? Cách hoạt động, ứng dụng Wifi trong cuộc sống

Đã kiểm duyệt nội dung

WiFi là viết tắt của Wireless Fidelity là phương thức kết nối không dây sử dụng sóng vô tuyến . WiFi được triển khai trên hầu hết các thiết bị điện tử thông minh hiện nay để có thể kết nối với nhau và kết nối Internet. WiFi được triển khai với mục đích truyền dữ liệu không dây tốc độ cao, không cần đấu nối dây hay cáp mạng, triển khai hạ tầng mạng một cách nhanh chóng.

khai niem wifi la gi cach hoat dong ung dung wifi trong cuoc song

Kết nối WiFi được sử dụng trong việc kết nối Internet và chia sẻ kết nối đến các thiết bị không dây nhanh nhất. WiFi hiện tại đang sử dụng chuẩn kết nối IEEE 802.11 , được cài đặt hầu hết trên các thiết bị điện tử thông minh với ngày càng nhiều các ứng dụng được phát triển dựa trên chuẩn kết nối này.

Nguyên lý hoạt động của WiFi

Mạng Internet sẽ được các ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet – Internet Services Provider) truyền đến bộ giải mã tín hiệu số (Modem), thông qua bộ định tuyến (Router) hay chúng ta hay gọi là “bộ phát wifi” chuyển tín hiệu hữu tuyến thành kết nối vô tuyến và đưa đến các thiết bị di động không dây thông qua chuẩn kết nối WiFi.

Các thiết bị không dây tiếp nhận sóng WiFi thông qua một thiết bị chuyển đổi tín hiệu gọi là Adapter (card Wifi) được cài đặt trực tiếp trên các thiết bị. Tín hiệu vô tuyến sẽ được giải mã ngay trên thiết bị, từ đây người dùng có thể trực tiếp truy cập Internet như bình thường.

Đọc thêm:
So sánh AAC và MP3, định dạng nhạc nào tốt hơn

Để hiểu rõ hơn nguyên lý hoạt động của Wifi, các bạn vui lòng tham khảo sơ đồ dưới đây

Một số chuẩn kết nối WiFi phổ biến

Chuẩn 802.11a : Tần số 5 GHz, tốc độ xử lý 54 Mbps

Chuẩn 802.11b : Tần số 2.4 GHz, tốc độ xử lý 11 Mbps, đây là chuẩn kết nối yếu nhất

Chuẩn 802.11g : Tần số 2.4 GHz, tốc độ xử lý 54 Mbps

Chuẩn 802.11n : Tần số 2.4 GHz, tốc độ xử lý 300 Mbps

Vậy sự khác nhau giữa 2.4 MHz và 5 GHz ra sao?

Về cơ bản, tần số thấp hơn sẽ truyền đi xa hơn, do đó chuẩn Wifi tần số 2.4GHz sẽ được truyền đến các thiết bị có khoảng cách xa hơn, tuy nhiên về tốc độ truyền tải sẽ không bằng tần số 5GHz. Người dùng sẽ tùy theo nhu cầu sử dụng để lựa chọn cho mình chuẩn kết nối phù hợp.

Các phương pháp bảo mật Wifi

Ngoài tính năng bảo mật phổ biến là AES (Advanced Encryption Standard) là chuẩn mã hóa tín hiệu nâng cao được quy chuẩn, WiFi còn được bảo mật bởi các mật khẩu WPA hoặc WPA2 có nhiệm vụ bảo đảm an ninh truy cập cho các hệ thống WiFi. WPA2 được phát triển để thay thế cho hệ thống WEP bị lỗi thời và hay bị giải mã. Với các tính năng này, tuy không phải thực sự an toàn đối với mọi hình thức tấn công nhưng người dùng cũng đã có thể yên tâm sử dụng do việc giải mã các chuẩn bảo mật này cũng vô cùng phức tạp.

Đọc thêm:
Top 10 ransomware nguy hiểm nhất mọi thời đại

https://thuthuat.taimienphi.vn/khai-niem-wifi-la-gi-cach-hoat-dong-ung-dung-wifi-trong-cuoc-song-22545n.aspx WiFi là một chuẩn kết nối phổ biến, việc hiểu rõ hơn về Wifi sẽ giúp các bạn tiếp cận nhiều hơn đến những ứng dụng sử dụng chuẩn kết nối này. Các bạn cũng có thể tự đổi mật khẩu wifi ở nhà hay cơ quan với những nguyên tắc bảo mật phức tạp hơn để đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng mình đang sử dụng nhé, với mỗi một modem thì có cách đổi mật khẩu wifi khác nhau và bạn cần nắm rõ cách sử dụng để tránh thiết lập sai đường truyền

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button