Giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây

Đã kiểm duyệt nội dung

Đề bài: Giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu.

gioi thieu danh gia ve nhan vat di may

Phân tích và đánh giá nhân vật Dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh

I. Dàn ý giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây:

1. Mở đầu:– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật.2. Triển khai:2.1. Phân tích dì Mây:a. Hoàn cảnh của dì Mây:– Dì là y sĩ Trường Sơn. Sau thời gian dài chiến đấu ngoài chiến trường, dì trở về quê hương. Tuy nhiên, ngày dì về cũng là ngày dì chứng kiến người mình yêu đi lấy cô gái khác.b. Vẻ đẹp của dì Mây:* Ngoại hình:– Trước khi tham gia chiến tranh: dì có mái tóc rất đẹp, cơ thể trắng nõn nà khiến bao người say đắm.- Sau khi đi bộ đội về: mái tóc thưa, rụng, một bên chân bị cụt vì mảnh đạn phạt vào.* Tính cách, phẩm chất:– Là người con gái có tấm lòng son sắt, trước sau như một: đi chiến đấu, dì vẫn luôn thương nhớ về chú San.- Kiên quyết dứt khoát: dù lòng rất yêu chú San nhưng dì kiên quyết đoạn tình để chú về với vợ.- Nhân hậu, giàu tình yêu thương:+ Dì không lấy tiền đò của lũ bạn Mai.+ Dì chấp nhận phần thiệt về mình, từ chối lời đề nghị của ông chủ tịch xã vì lợi ích chung.+ Dì sẵn sàng giúp đỡ cô Thanh – vợ chú San vượt cạn an toàn.+ Dì yêu thương, che chở cho thằng Cún sau khi thím Ba chết.- Nghị lực, kiên cường: vẫn tiếp tục sống sau bao nỗi đau, biến cố.- Anh dũng, quả cảm: dì chắn cửa hầm, che chở cho thương binh.2.2. Đánh giá, nhân xét về nhân vật và nghệ thuật xây dựng:– Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình.- Dì Mây là hiện thân của nỗi đau chiến tranh.3. Kết bài:– Nêu cảm nhận, suy nghĩ về nhân vật.

II. Bài nói tham khảo giới thiệu và đánh giá nhân vật dì Mây:

1. Giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây – mẫu số 1:

Trong tiết thực hành nói và nghe ngày hôm nay, em xin gửi đến cô và các bạn bài giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.

Qua quá trình đọc tác phẩm, em thấy dì Mây là người con gái có số phận, hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Dì chính là nạn nhân của chiến tranh. Trước khi tham gia chiến tranh, dì là người con gái “đẹp nhất làng” khi có mái tóc óng ả, suôn mượt cùng làn da trắng, khuôn ngực đầy đặn và chiếc cổ trắng ngần. Sau này, trở về làng, mái tóc dày ngày nào đã rụng và xơ đi ít nhiều. Cơ thể dì cũng không còn lành lặn nữa. Chiến tranh đã biến dì thành người tàn tật khi khuyết thiếu một bên chân.

Đọc thêm:
Dàn ý bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

Bên cạnh nét đẹp thuần khiết trong trẻo ấy, nhân vật còn lưu giấu trong lòng người đọc bởi phẩm chất sáng ngời. Suốt thời gian dài làm nhiệm vụ ở rừng Trường Sơn, dì chưa lúc nào thôi nhớ về chú San. Dì quả là một người con gái son sắt, thủy chung, trước sau như một. Dì nữ tính, dịu dàng là vậy song dì cũng rất lí trí, suy nghĩ thấu đáo trước mọi việc. Biết chú San lấy vợ, dì chấp nhận phần thiệt về mình, dứt khoát đoạn tình và khuyên chú nên về sống hạnh phúc với vợ.

Sau hàng loạt biến cố xảy ra, dì vẫn tiếp tục sống, vẫn hàng ngày giúp ông chèo đò. Đặc biệt, dì Mây còn được mọi người yêu quý, nể phục bởi tấm lòng nhân hậu, bao la. Một số chi tiết trong truyện thể hiện điều đó là: dì không lấy tiền đò của lũ trẻ cấp ba; dì sẵn sàng giúp đỡ Thanh – vợ chú San vượt cạn; yêu thương, cưu mang thằng Cún khi thím Ba mất,… Qua lời kháo của dân làng, dì Mây còn hiện lên với vẻ anh dũng, can trường khi “chắn cửa hầm, che chở cho thương binh”.

Bằng nghệ thuật xây dựng tình huống độc đáo và khả năng miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, nhà văn đã làm nổi bật số phận, vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của dì Mây – người phụ nữ bước ra từ chiến tranh. Đồng thời, gửi gắm đến bạn đọc thông điệp về lòng biết ơn, trân trọng sự hi sinh âm thầm của những người lính.

Bài trình bày của em đến đây là kết thúc. Em xin cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi.

Phan tich va danh gia nhan vat Di May

Bài văn mẫu Giới thiệu và đánh giá về nhân vật dì Mây

2. Giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây – mẫu số 2:

Chào cô và các bạn, em tên là Châu Anh. Trong tiết nói và nghe ngày hôm nay, em sẽ giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh. Kính mong cô và các bạn lắng nghe.

Đọc thêm:
Phân tích yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương hay, ngắn gọn

Cô và các bạn thân mến, “Người ở bến sông Châu” là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Sương Nguyệt Minh. Tác phẩm đã ghi dấu trong lòng khán giả bởi cốt truyện hấp dẫn cùng những thông điệp sâu sắc. Thông qua dì Mây – nhân vật trung tâm của toàn truyện, tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp của những con người bước ra từ cuộc chiến.

Dì Mây là y sĩ. Sau thời gian dài chiến đấu ngoài chiến trường, dì trở về quê hương. Tuy nhiên, ngày dì về cũng là lúc dì chứng kiến người mình yêu đi lấy cô gái khác. Trước khi tham gia chiến tranh, dì có mái tóc dài, óng mượt. Mái tóc ấy khiến cho chú San bên nhà nhìn trộm cũng phải giật mình. Nét đẹp của dì là vẻ đẹp của người thiếu nữ đôi mươi. Dì có làn da trắng hồng, lúc tắm sông, dì để lộ ra bờ vai trần cùng chiếc cổ trắng ngần, khuôn ngực đầy đặn và đôi mắt sáng lung linh. Bởi vậy, mẹ của Mai mới nói dì là người con gái đẹp nhất làng. Từ chiến trường trở về, ngoại hình của dì cũng có phần đổi khác. Mái tóc ngày ấy bây giờ đã thưa và xơ hơn. Mảnh đạn phạt vào chân khiến dì chỉ còn duy nhất một chiếc chân còn lại. Có lẽ, ngần ấy chi tiết thôi cũng đã đủ để chúng ta thấy được sự khốc liệt, hiểm nguy của chiến trường cũng như hậu quả to lớn mà chiến tranh để lại đối với con người.

Khi đọc tác phẩm, em không chỉ ấn tượng với ngoại hình của nhân vật mà còn rung động sâu sắc trước vẻ đẹp tâm hồn. Dì Mây là người con gái thủy chung. Làm nhiệm vụ ở rừng Trường Sơn, dì lúc nào cũng viết tên chú San vào quyển sổ nhật kí. Chưa bao giờ dì Mây thôi nhớ thương đến chú. Có lẽ, dì đã mong mỏi đến ngày được gặp chú như thế nào. Vậy mà, cuộc đời đầy rẫy những bất công khi ngày dì về, chú San đã cưới người con gái khác. Dù lòng rất yêu nhưng dì kiên quyết đoạn tình để chú về với vợ. Kể từ cú sốc đầy đau đớn ấy, dì vẫn sống, vẫn hàng ngày chèo đò giúp ông. Dì quả là người phụ nữ phi thường, nghị lực.

Đọc thêm:
Tê-lê-mác kể lại cảnh người cha của mình là Uy-lít-xơ trở về

Không những vậy, dì Mây rất giàu tình yêu thương. Vốn cũng cực nhọc với việc mưu sinh nhưng chưa bao giờ dì lấy tiền đò của lũ bạn Mai. Dì nhận phần thiệt về mình, từ chối lời đề nghị của ông chủ tịch xã vì lợi ích chung. Chẳng thế, dì còn giúp đỡ cô Thanh – vợ chú San vượt cạn an toàn bất chấp lời cảnh báo của thím Ba. Từ lúc thím Ba đun te vướng bom chết, cũng chính dì là người yêu thương, chăm sóc cho thằng Cún như con ruột của mình.

Cuối cùng, sự anh dũng, quả cảm của dì còn được thể hiện qua lời kháo của dân làng. Trong cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt, dì chắn cửa hầm, che chở cho thương binh. Kết cục, dì mất một bên chân còn anh lính công binh vẫn lành lặn trở về.

Với nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình, dì Mây hiện lên trang văn của Sương Nguyệt Minh thật sống động, rõ nét. Dì chính là tấm gương sáng ngời, tượng trưng cho vẻ đẹp của những người bước ra từ cuộc chiến. Từ đây, ta thêm trân trọng, biết ơn những thế hệ cha ông đã không quản ngại gian khổ, sẵn sàng hi sinh bản thân cho nền độc lập, tự do dân tộc.

Bài trình bày của em đến đây là hết. Em cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Em mong cô và các bạn sẽ góp ý để bài trình bày của em ngày một hoàn thiện, chỉn chu hơn.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://thuthuat.taimienphi.vn/gioi-thieu-danh-gia-ve-nhan-vat-di-may-74003n.aspx Để giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây, các em có thể dựa vào dàn ý của bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. Cũng trong bài thực hành nói và nghe này, các em có thể xem thêm bài văn mẫu lớp 10 như Giới thiệu, đánh giá nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công, chúc các em học tốt môn Ngữ văn 10.

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button