Giải bài tập trang 59 Vật lí 12, Đặc trưng sinh lí của âm

Đã kiểm duyệt nội dung

Giải bài 1 trang 59 SGK Vật lý 12

Đề bài:

Hãy kể ra những đặc trưng sinh lí của âm.

Lời giải:

Những đặc trưng sinh lí của âm: Độ cao, độ to, âm sắc.

Giải bài 2 trang 59 SGK Vật lý 12

Đề bài:

Độ cao của âm là gì? Nó có liên quan đến đặc trưng vật lí nào của âm?

Lời giải:

Độ cao âm là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số âm.

Giải bài 3 trang 59 SGK Vật lý 12

Đề bài:

Độ to của âm liên quan đến đặc trưng vật lí nào của âm?

Lời giải:

Độ to của âm liên quan đến đặc trưng vật lí là mức cường độ âm.

Giải bài 4 trang 59 SGK Vật lý 12

Đề bài:

Âm sắc là gì?

Lời giải:

Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.

Giải bài 5 trang 59 SGK Vật lý 12

Đề bài:

Chọn câu đúng.

Độ cao của âm:

A. là một đặc trưng vật lí của âm.

B. là một đặc trưng sinh lí của âm.

C. vừa là đặc trưng vật lí, vừa là đặc trưng sinh lí của âm.

D. là tần số của âm.

Lời giải:

Đáp án B.

Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm

Giải bài 6 trang 59 SGK Vật lý 12

Đề bài:

Chọn câu đúng.

Âm sắc là:

A. màu sắc của âm.

Đọc thêm:
Giải Vật lý 6

B. một tính chất của âm giúp ta nhận biết các nguồn âm.

C. một đặc trưng sinh lí của âm.

D. một đặc trưng vật lí của âm.

Lời giải:

Đáp án C.

Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm

Giải bài 7 trang 59 SGK Vật lý 12

Đề bài:

Chọn câu đúng.

Độ to của âm gắn liền với:

A. cường độ âm.

B. biên độ dao động của âm.

C. Mức cường độ âm.

D. tần số âm.

Lời giải:

Đáp án C.

Độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm

Chương I, Dao động cơ các em học bài Sóng cơ và sự truyền sóng cơ, hãy xem gợi ý Giải bài tập trang 40 Vật lí 12 của để học tốt Vật lí 12.

Giao thoa sóng là bài học quan trọng trong Chương I, Dao động cơ. Cùng xem gợi ý Giải bài tập trang 45 Vật lí 12 để nắm rõ kiến thức tốt hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/giai-bai-tap-trang-59-vat-li-12-dac-trung-sinh-li-cua-am-39483n.aspx

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button