Giải bài tập trang 18 Vật lí 7, Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Đã kiểm duyệt nội dung

Giải bài C1 trang 18 SGK Vật lý 7

Đề bài:

Cho một gương phẳng (hình 6.1) và một bút chì.

a) Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có tính chất sau đây:

– Song song, cùng chiều với vật.

– Cùng phương, ngược chiều với vật.

b) Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp trên.

Lời giải:

a)

– Ảnh song song, cùng chiều với vật: đặt bút chì song song với gương.

– Ảnh cùng phương, ngược chiều với vật: đặt bút chì vuông góc với gương.

b) Vẽ ảnh:

– Ảnh song song, cùng chiều với vật:

giai bai tap trang 18 vat li 7 thuc hanh quan sat va ve anh cua mot vat tao boi guong phang 2

– Ảnh cùng phương, ngược chiều với vật:

Giải bài C2 trang 18 SGK Vật lý 7

Đề bài:

Bố trí thí nghiệm như hình 6.2. Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn. Quan sát ảnh của cái bàn phía sau lưng. Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất P và Q ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy trong gương.

PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Lời giải:

HS tự làm thí nghiệm.

Giải bài C3 trang 18 SGK Vật lý 7

Đề bài:

Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ tăng hay giảm?

Lời giải:

Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm.

Giải bài C4 trang 18 SGK Vật lý 7

Đề bài:

Đọc thêm:
Giải bài tập trang 54 Vật lí 11, Định luật ôm đối với toàn mạch

Một người đứng trước gương phẳng (hình 6.3). Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau. Giải thích tại sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy ?

giai bai tap trang 18 vat li 7 thuc hanh quan sat va ve anh cua mot vat tao boi guong phang 4

Lời giải:

Vẽ hình:

Sau khi vẽ chùm tia tới lần lượt từ N và M đến mép trên và dưới của gương ta vẽ được chùm tia phản xạ của chúng trên gương và nhận thấy rằng:

– Chùm tia tới từ N cho chùm tia phản xạ trên gương không truyền tới mắt nên mắt không nhìn thấy điểm N.

– Tương tự chùm tia tới từ M cho chùm tia phản xạ trên gương truyền tới mắt nên mắt nhìn thấy điểm M.

Gương cầu lõm là bài học quan trọng trong Chương I Quang học. Cùng xem gợi ý Giải bài tập trang 22, 23, 24 Vật lí 7 để nắm rõ kiến thức tốt hơn.

Trong Chương I Quang học Vật lí 7 các em học bài Gương cầu lồi. Các em cần Giải bài tập trang 20, 21 Vật lí 7 trước khi lên lớp để học tốt môn Vật lí 7 hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/giai-bai-tap-trang-18-vat-li-7-thuc-hanh-quan-sat-va-ve-anh-cua-mot-vat-tao-boi-guong-phang-39432n.aspx

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button