Đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt

Đã kiểm duyệt nội dung

doan van trinh bay suy nghi ve y kien cac nha tho cua phong trao tho moi da don tinh yeu que huong trong tinh yeu tieng viet

Văn mẫu hay về những mặt tích cực của phong trào thơ mới

I. Gợi ý Đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt:

– Các nhà thơ mới sử dụng những thể thơ dân tộc như: lục bát, năm chữ, tự do,…- Những vần thơ mới thể hiện:+ Vẻ đẹp của quê hương, đất nước.+ Tình yêu quê hương mà tác giả gửi gắm.

II. Bài mẫu tham khảo trình bày suy nghĩ về ý kiến: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt

1. Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt – mẫu số 1:

Sự xuất hiện của Thơ mới như một làn gió mới của văn học Việt Nam. Bàn về Thơ mới, Hoài Thanh cũng đã từng nhận xét: “Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Ý này thật đúng đắn và sâu sắc. Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, các nhà thơ mới gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình vào tình yêu tiếng Việt. Bởi với họ, tiếng Việt luôn gắn bó với vận mệnh của dân tộc. Qua những vần thơ, người đọc cảm nhận được nỗi lòng của người thi sĩ. Trong bài thơ “Tràng Giang”, nhà thơ Huy Cận đã viết: “Lòng quê dợn dợn vời con nước/ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Những từ ngữ giàu sức gợi đã giúp ta hiểu được nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả. Đó cũng chính là xúc cảm chung của nhiều thi sĩ bấy giờ. Bởi vậy tình yêu quê hương đất nước dồn trong tình yêu tiếng Việt của các nhà thơ mới đã để lại cho đời những vần thơ có giá trị.

Đọc thêm:
Phân tích bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy

2. Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt – mẫu số 2:

Tiếng Việt là tiếng nói chung của cả dân tộc. Những nhà thơ mới đã thể hiện tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Nếu như trong văn học trung đại, các tác gia như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du sáng tác văn học bằng chữ Hán, chữ Nôm thì các nhà thơ mới làm thơ bằng tiếng Việt. Ví dụ như: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận,… Họ viết các bài thơ lục bát, thơ bốn chữ, thơ tự do. Những sáng tác của họ không chỉ vẽ lên cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn thể hiện tình yêu đất nước thiết tha, thầm kín. Cái hay trong những vần thơ mới đó là những phá cách cả về nội dung và nghệ thuật. Họ không theo lối mòn cũ mà có những sáng tạo độc đáo mang đến cho người đọc những cách hiểu tác phẩm khác nhau. Vậy mới nói các nhà thơ mới luôn đề cao vai trò của tiếng nói dân tộc để gửi gắm nỗi lòng của mình.

3. Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt – mẫu số 3:

Nhận xét về phong trào Thơ mới, Hoài Thanh cho rằng “Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Những nhà thơ mới sử dụng tiếng nói của dân tộc để trực tiếp bày tỏ lòng mình. Họ đã cho độc giả thấy được, tiếng Việt thật đẹp, thật hay, ý nghĩa nếu như sử dụng đúng cách. Khi mới ra đời, thơ mới lạc lõng trên văn đàn thơ ca. Bởi lẽ, nó có những đổi mới cả về nội dung và hình thức. Đặc biệt, điểm đáng nói ở đây đó là thơ mới mang màu sắc cá nhân rất đậm nét. Đọc những vần thơ mới, người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương thiết tha của nhà thơ. Họ đã thể hiện tình yêu đất nước ẩn sau sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Đọc thêm:
Cảm nhận về lòng yêu nước của Trương Hán Siêu trong bài Phú sông Bạch Đằng

nhung tac gia nao thuoc phong trao tho moi

Cảm nhận về những tác phẩm thơ mới hay nhất

4. Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt – mẫu số 4:

Tiếng Việt là tiếng nói chung của cả dân tộc Việt Nam. Các nhà thơ của phong trào Thơ mới thể hiện tình yêu tiếng Việt bằng cách “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Họ coi ngôn ngữ nước mình là phương tiện để sáng tác thơ. Qua những vần thơ lục bát, năm chữ, bốn chữ,… họ đã thể hiện tình yêu quê hương thiết tha. Không chỉ vậy, bằng tài năng của mình, các nhà thơ mới đã sáng tạo làm cho tiếng Việt trở nên phong phú về nghĩa. Ví dụ như từ “lạc” trong câu thơ “Một cành củi khô lạc mấy dòng” (Tràng Giang – Huy Cận) mà gợi lên bao suy ngẫm khác nhau cho người đọc. Nó gợi nỗi lênh đênh, bơ vơ, lạc lõng hay sự chia lìa, tan tác của sự vật và con người? Tóm lại, phong trào Thơ mới đã mang đến hơi thở mới cho văn học Việt Nam.

5. Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt – mẫu số 5:

Phong trào Thơ mới ra đời là một bước ngoặt cho nền thơ ca Việt Nam. Nhận xét về Thơ mới, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng viết: “Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Ý kiến của Hoài Thanh thật đúng đắn và sâu sắc. Họ sử dụng tiếng nói của dân tộc để giãi bày lòng mình. Không chỉ vậy, đất nước và con người được phản ánh trong thơ mới rất đằm thắm. Nếu các nhà thơ trung đại sáng tác thơ dựa vào chữ Hán thì Thơ mới lại đề cao tiếng Việt. Nói thế không phải là các nhà thơ giai đoạn trước không yêu nước mà do hoàn cảnh lịch sử tác động. Các nhà thơ mới đã chứng tỏ cho người đọc thấy, tiếng Việt rất đẹp, rất hay nếu như được sử dụng đúng cách. Bằng tài năng và tình yêu của mình, họ đã gieo vào lòng độc giả tình yêu quê hương và tình yêu tiếng Việt.

Đọc thêm:
Dàn ý tả cây tre, lũy tre nơi làng quê em

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-trinh-bay-suy-nghi-ve-y-kien-cac-nha-tho-cua-phong-trao-tho-moi-da-don-tinh-yeu-que-huong-trong-tinh-yeu-tieng-viet-76643n.aspx Phong trào Thơ mới thực sự là một cuộc cách mạng trên lĩnh vực thơ ca. Mời các em cùng tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 11 khác bổ ích trên Taimienphi.vn như: Nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh), Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội.

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button