Đoạn văn kể lại ấn tượng của bạn về một vùng đất mà bạn đã đi qua

Đã kiểm duyệt nội dung

Đề bài: Đoạn văn kể lại ấn tượng của bạn về một vùng đất mà bạn đã đi qua

doan van ke lai an tuong cua ban ve mot vung dat ma ban da di qua

Kể lại một trải nghiệm của bản thân em khám phá một vùng đất mới hay nhất

I. Dàn ý kể lại ấn tượng của bạn về một vùng đất mà bạn đã đi qua:

1. Mở đoạn:Giới thiệu về vùng đất đã đi qua.

2. Thân đoạn:Nêu một số ấn tượng về vùng đất đó.- Kể lại ấn tượng về vùng đất đó theo trình tự hợp lí.

3. Kết đoạn:Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ về vùng đất đã đi qua.

II. Đoạn văn kể lại ấn tượng của bạn về một vùng đất đã đi qua có sử dụng phép liệt kê, chêm xen tham khảo:

1. Đoạn văn kể lại ấn tượng của bạn về một vùng đất mà bạn đã đi qua – mẫu số 1:

Vào mùa đông năm ngoái, tôi có dịp quay trở lại Sapa sau hơn 10 năm. Sapa bây giờ đã đổi khác, sầm uất, nhộn nhịp hơn rất nhiều. Đi dạo một vòng quanh thị trấn, tôi để ý có rất nhiều nhà hàng với nhiều màu sắc khác nhau như: xanh, đỏ, vàng,… nhìn không khác gì lối trang trí ở Hồng Kông. Tối đến, phố phường rất đông vui, tấp nập. Ở Nhà thờ đá, những người thuộc dân tộc H’Mông, Dao mở phiên chợ Tình. Đây là hoạt động vô cùng hấp dẫn, là cơ hội để các chàng trai, cô gái gặp gỡ, làm quen với nhau. Trong phiên chợ này, mọi người sẽ được tham gia nhảy sạp, thưởng thức tiếng sáo, tiếng khèn. Đồng thời, hiểu hơn về phong tục, tập quán của người dân nơi đây. Sapa đã để lại cho tôi những ấn tượng vô cùng sâu sắc về vùng đất này, khiến tôi thương, nhớ khôn nguôi khi trở về.

– Biện pháp liệt kê: “Đi dạo một vòng quanh thị trấn Sapa, tôi để ý có rất nhiều nhà hàng với nhiều màu sắc khác nhau như: xanh, đỏ, vàng,… nhìn không khác gì lối trang trí ở Hồng Kông.”.

– Biện pháp chêm xen: “Đây là hoạt động vô cùng hấp dẫn, là cơ hội để các chàng trai, cô gái gặp gỡ, làm quen với nhau.”.

2. Đoạn văn kể lại ấn tượng của bạn về một vùng đất mà bạn đã đi qua – mẫu số 2:

Vào dịp nghỉ lễ vừa rồi, tôi có cơ hội đi đến Sapa – xứ sở mù sương. Vì đi vào mùa đông nên thời tiết ở đây rất lạnh. Tôi nhớ hôm đó, trời chỉ khoảng 3 – 4 độ C. Tôi cảm tưởng chiếc áo bông dày dặn này không đủ để chống chọi lại với giá rét nơi đây. Đúng như tên gọi “Sapa – thành phố trong sương”, cảnh vật nơi đây bị bao trùm trong lớp sương dày đặc. Tôi không thể nhìn thấy bất kể thứ gì ngoài phạm vi 50 mét. Lớp sương dày tới nỗi che kín hết cả đường. Mù quá hóa mưa nên mặt đường, vỉa hè, hàng cây,… chỗ nào cũng ướt át. Chiếc mũ trên đầu tôi vì thế cũng ướt hết cả. Sau một hồi dạo quanh thị trấn, tôi trở về phòng nghỉ. Từ ban công, tôi tiếp tục quan sát cảnh vật xung quanh thông qua ô cửa sổ. Ánh đèn phát ra từ những cửa hiệu ẩn hiện trong màn sương tạo nên khung cảnh hết sức thơ mộng. Đây là lí do khiến tôi đặc biệt yêu thích nơi đây.

Đọc thêm:
Dàn ý tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

– Biện pháp tu từ liệt kê: “Mù quá hóa mưa nên mặt đường, vỉa hè, hàng cây,… chỗ nào cũng ướt át.”.

– Biện pháp tu từ chêm xen: “Vào dịp nghỉ lễ vừa rồi, tôi có cơ hội đi đến Sapa – xứ sở mù sương.”.

Ke lai mot trai nghiem cua ban than em kham pha mot vung dat moi

Đoạn văn kể lại ấn tượng của bạn về một vùng đất đã đi qua có sử dụng phép liệt kê, chêm xen hay nhất

3. Đoạn văn kể lại ấn tượng của bạn về một vùng đất mà bạn đã đi qua – mẫu số 3:

Nếu đã đi đến Sapa, chắc chắn không thể không đặt chân tới Phan-xi-păng – nóc nhà của Đông Dương. Tôi cũng đã có dịp được chinh phục đỉnh núi cao nhất Việt Nam này vào hồi tháng 12 năm 2021. Để đi lên Phan-xi-păng, tôi phải bỏ ra một số tiền khoảng 950.000 cho cáp treo khứ hồi. Trong suốt khoảng thời gian ngồi trên ca-bin, tôi có cơ hội nhìn ngắm khung cảnh bên dưới. Những dãy núi trùng điệp nối tiếp nhau tạo nên vẻ đẹp hết sức tráng lệ. Khi gần đến nơi, vượt ra khỏi đám sương mù dày đặc, một cảnh tượng kì vĩ hiện ra trước mắt tôi. Ánh nắng mặt trời soi rọi những tán cây, vách núi,… Còn những đám mây trắng cứ bồng bềnh, lớp lớp như từng con sóng ngoài biển khơi. Tôi ngỡ mình đang lạc vào cõi tiên. Nơi đây hệt như những gì được tác giả Ngô Thừa Ân miêu tả trong truyện “Tây Du Kí”. Tôi cho rằng, không có bất cứ ngôn từ nào có thể diễn tả hết được những gì mà tôi vừa quan sát ban nãy. Đó là lí do khiến tôi đặc biệt yêu thích nơi này và muốn quay trở lại khi có cơ hội.

Đọc thêm:
Dàn ý Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang

– Biện pháp tu từ liệt kê: ” Ánh nắng mặt trời soi rọi những tán cây, vách núi,…”.

– Biện pháp tu từ chêm xen: “Nếu đã đi đến Sapa, chắc chắn không thể không đặt chân tới Phan-xi-păng – nóc nhà của Đông Dương.”.

4. Đoạn văn kể lại ấn tượng của bạn về một vùng đất mà bạn đã đi qua – mẫu số 4:

Vào dịp 30-4, 1-5 năm nay, tôi có dịp được ghé thăm khu di tích lịch sử Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Đây được coi là cơ quan đầu não của Đảng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Theo chân hướng dẫn viên, tôi được tham quan mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào và hiểu thêm về những khó khăn, vất vả của quân, dân ta suốt năm tháng đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Tiếp đến, tôi tới thăm di tích lán Là Nừa, lán Cảnh Vệ, lán Đồng Minh,… Đây đều là những địa điểm quan trọng, gắn với nơi sinh hoạt, hoạt động cách mạng của Bác cũng như cán bộ Việt Minh. Sau buổi tham quan, tôi mới cảm nhận hết được những hi sinh, vất vả của các thế hệ cha, ông. Qua đây, tôi càng thêm yêu và trân trọng lịch sử, trân trọng quá khứ hào hùng, vẻ vang của dân tộc.

– Biện pháp tu từ chêm xen: “Vào dịp 30-4, 1-5 năm nay, tôi có dịp được tham quan khi di tích lịch sử Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).”.

– Biện pháp tu từ liệt kê: “Tiếp đến, tôi tới thăm di tích lán Là Nừa, lán Cảnh Vệ, lán Đồng Minh,…”.

5. Đoạn văn kể lại ấn tượng của bạn về một vùng đất mà bạn đã đi qua – mẫu số 5:

Dịp hè năm 2022, tôi cùng gia đình đến thăm Huế – vùng đất trầm mặc, cổ kính, rêu phong. Ngày đầu tiên, tôi và mọi người đến thăm kinh thành Huế – nơi gắn liền với sự phát triển của triều Nguyễn. Bước vào vòng trong cùng của kinh thành là Tử Cấm Thành, nơi dành riêng cho vua và gia đình hoàng tộc. Đi dọc theo hành lang là những cột gỗ “sơn son thếp vàng”. Bên trong nơi đây bao gồm các công trình lớn nhỏ như: Thượng Thiện, Điện Cần Cháng, Điện Càn Thành, Duyệt Thị Đường, Cung Khôn Thái, Thái Bình lâu,…. Mỗi một địa điểm đều ẩn chứa những nét đẹp rất riêng. Nhưng điều mà tôi ấn tượng nhất chính là chiếc ngai vàng được đặt trang nghiêm trong Điện Thái Hòa. Chiếc ngai không chỉ biểu trưng cho quyền lực của triều Nguyễn mà còn được coi là báu vật của quốc gia. Sang ngày thứ hai, tôi có cơ hội được đi thuyền trên sông Hương và lắng nghe nhã nhạc cung đình Huế. Tiếng đàn, hát hòa cùng với tiếng nước mênh mông khiến bất cứ ai cũng phải đắm say, yêu thích. Chỉ sau một chuyến đi, tôi mang cả tấm lòng để yêu và nhớ, thương xứ Huế.

Đọc thêm:
Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống ở các nhân vật trong truyện ngắn Vợ nhặt

– Biện pháp tu từ liệt kê: “Bên trong nơi đây bao gồm các công trình lớn nhỏ như: Thượng Thiện, Điện Cần Cháng, Điện Càn Thành, Duyệt Thị Đường, Cung Khôn Thái, Thái Bình lâu,….”.

– Biện pháp tu từ chêm xen:

+ “Dịp hè năm 2022, tôi cùng gia đình đến thăm Huế – vùng đất trầm mặc, cổ kính, rêu phong.”.

+ “Ngày đầu tiên, tôi và mọi người đến thăm kinh thành Huế – nơi gắn liền với sự phát triển của triều Nguyễn.”.

+ “Bước vào vòng trong cùng của kinh thành là Tử Cấm Thành, nơi dành riêng cho vua và gia đình hoàng tộc.”.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-ke-lai-an-tuong-cua-ban-ve-mot-vung-dat-ma-ban-da-di-qua-74697n.aspx Mỗi một chuyến đi đều đem đến cho chúng ta muôn vàn trải nghiệm và cảm giác lí thú. Việc kể lại ấn tượng của bản thân về mỗi chuyến đi không chỉ giúp các em nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc mà còn khơi gợi tình cảm yêu thương đối với quê hương, đất nước. Ngoài bài viết trên, em có thể đọc cũng như tham khảo thêm bài văn mẫu lớp 10 khác:– Đoạn văn cảm nghĩ về một nhân vật ấn tượng khi đọc Đất rừng phương Nam và Giang– Phân tích, đánh giá chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm truyện

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button