Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020

Đã kiểm duyệt nội dung

de thi thu thpt quoc gia mon ngu van nam 2020

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020

1. Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020, mẫu số 1:

* Phần đề thi

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1-4

…Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lýÓc nghĩ suy không thể mượn vayBạch Đằng xưa, Cửu Long nayTắm gội lòng ta, chẳng bao giờ cạn.

Ta tin ở sức mình, vô hạnNhư ta tin ở tuổi 25Của chúng ta, là tuổi trăng rằmDám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.

Ta tin ở loài người thúc nhanh thời đạiNhững sông Thương bên đục bên trongChảy về xuôi, càng đẹp xanh dòngLịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại…

(Trích “Tuổi 25” của Tố Hữu, sách “Tố Hữu Từ ấy và Việt Bắc”, NXB Văn học Tr. 332)

Câu 1: Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? (0,5 điểm)Câu 2:Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai? (0,5 điểm)Câu 3:Anh /chị hiểu thế nào về hai câu thơ : (1,0 điểm)

“Của chúng ta, là tuổi trăng rằm.Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái”?

Câu 4: Nhà thơ đã tâm sự gì qua đoạn thơ trên? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1: (2,0 điểm)Viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về niềm tin của tuổi trẻ vào chính mình được gợi ra từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu.

Câu 2: (5,0 điểm)Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành- Trích Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo dục.

-Hết-

* Đáp án:

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Phần I

Đọc hiểu

3,0

Câu 1

– Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do/tự do

0,5

Câu 2

– Các biện pháp tu từ:

+So sánh: “ Như ta tin ở tuổi 25; tuổi 25 Của chúng ta là tuần trăng rằm”.

+ Điệp ngữ: Ta tin

+ Liệt kê:Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái

0,5

Câu 3

– Hai câu thơ nói lên sức mạnh của tuổi trẻ: dám ước mơ và hành động để thực hiện những lí tưởng cao đẹp của mình- sẽ làm chủ tương lai của đất nước….

1,0

Câu 4

– Nhà thơ đang tâm sự về tuổi trẻ của mình và thế hệ mình: mang tất cả sức mạnh tâm huyết, niềm tin của tuổi trẻ để dâng hiến, đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc …

– Từ tâm sự cá nhân, nhà thơ nhắn gửi tới thế hệ trẻ sống phải có lí tưởng cao đẹp, có niềm tin vào chính mình và mọi người để tạo nên những trang sử hào hùng của dân tộc…

1,0

Phần II

Làm văn

7,0

Câu 1

Viết đoạn văn về niềm tin của tuổi trẻ vào chính mình

2,0

1.Yêu cầu chung: Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết,

2.Yêu cầu cụ thể

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, không mắc lỗi chính tả

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Niềm tin là yếu tố quan trọng giúp con người vượt qua trở ngại trong cuộc sống để đi đến thành công.

0,25

c. Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ…

Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

* Giải thích:

– Niêm tin: là sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều có thể làm trong cuộc sống dựạ trên cơ sở hiện thực nhất định.

– Niềm tin vào chính mình: là tin vào khả năng của mình, tin vào những gì mình có thể làm được, không gục ngã trước khó khăn, trở ngại của cuộc sống, ta có thể làm thay đổi được thời cuộc….

– Niềm tin từ đoạn trích là tin ở tuổi 25, dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái, ở loài người thúc nhanh thời đại

* Bàn luận

– Biểu hiện của niềm tin vào chính mình:

+ Lạc quan, yêu đời, không gục ngã trước khó khăn thử thách

+ Có ý chí, nghị lực để đối mặt với mọi khó khăn thử thách trên đường đời…

+ Tỉnh táo để chọn đường đi đúng đắn cho mình trước nhiều ngã rẽ của cuộc sống.

+ Đem niềm tin của mình với mọi người…

+ Lấy dẫn chứng: thế hệ Tố Hữu tin vào tuổi trẻ của mình có thể chiến đấu chống lại kẻ thù dành thắng lợi

– Vì sao phải tin vào chính mình:

+ Có niềm tin vào mình ta mới có thể dám xông pha trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, mới khẳng định được khả năng của mình, tạo nên sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trở ngại của cuộc sống…

+ Cuộc sống của chúng ta không bẳng phẳng mà luôn có những khó khăn, trở ngại và mất mát, nên cần có niềm tin để vượt qua nó.

-> Tin vào mình là yếu tố quan trọng để chúng ta có thể làm được những điều phi thường…

– Mở rộng: Tin vào chính mình để vượt qua khó khăn, thử thánh nhưng cần phải dựa vào khả năng thực tế của chính mình để không rơi vào tự kiêu, tự đại…

* Bài học nhận thức:

– Mỗi chúng ta cần phải tự tin vào chính mình, tin vào những gì mình có thể làm được..

– Cụ thể hóa niềm tin vào những hành động của bản thân: học tập, rèn luyện, cống hiến cho tổ quốc…

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

Câu 2

5,0

1. Yêu cầu chung

– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học

– Bài viết có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả…

– Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.

2. Yêu cầu cụ thể

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận)

0,25

b. Xác định vấn đề cần nghị luận: – Vẻ đẹp sử thi của Tnú,

0,5

c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Đảm bảo đúng chính tả và ngữ pháp.

0,25

1/ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật – vấn đề nghị luận.

0,5

2/ Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú

3,0

– Nhân vật mang vẻ đẹp sử thi nghĩa là tính cách, phẩm chất của Tnú có nhiều điểm tương đồng, khái quát hoặc được kết tinh từ tính cách, phẩm chất của con người Tây Nguyên; cuộc đời Tnú có điểm tương đồng với con đường đấu tranh cách mạng của con người làng Xô Man, đi từ khó khăn gian khổ đến thắng lợi, từ đau thương đến anh dũng.

0,5

– Tnú trước hết điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên.

+ Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, bất khuất với kẻ thù : Tnú có 3 mối thù lớn : của bản thân, của gia đình, của buôn làng.

+ Sớm có lí tưởng cách mạng, trung thành với cách mạng, tính kỉ luật cao, bất khuất với kẻ thù .

+ Sức sống mãnh liệt, dẻo dai: chi tiết đôi bàn tay Tnú

+ Có tình thương yêu sâu sắc với gia đình, buôn làng.

1,0

– Tnú còn là điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man:

+ Tnú mồ côi, gặp nhiều đau thương nhưng vẫn phát huy được cốt cách của người Xô Man : “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.

+ Tnú gặp bi kịch khi chưa cầm vũ khí: bản thân bị bắt, bị tra tấn dã man (mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt) ; vợ con bị giặc tra tấn đến chết.

+ Tnú được giải thoát khi dân làng Xô Man đã cầm vũ khí, đứng dậy đấu tranh, bảo vệ buôn làng- Chân lí cách mạng “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

+ Vượt lên nỗi đau đớn, bi kịch cá nhân, Tnú quyết tâm gia nhập lực lượng giải phóng, giết giặc trả thù cho gia đình, quê hương, góp phần bảo vệ buôn làng.

1,0

– Đó là sự hòa hợp cuộc đời và tính cách, cá nhân và cộng đồng để tạo nên vẻ đẹp toàn vẹn của một hình tượng giàu chất sử thi.

0,5

d.- Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo, phù hợp

Đọc thêm:
Đáp án đề thi GDCD tốt nghiệp THPT năm 2022 đề 301 đến 324

0,25

e . Chính tả, đặt câu

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp, tiếng Việt

0,25

PHẦN I= PHẦN II

10,0

2. Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020, mẫu số 2:

* Phần đề thi:

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CHÂN QUÊ

(Nguyễn Bính)

Hôm qua em đi tỉnh vềĐợi em ở mãi con đê đầu làngKhăn nhung quần lĩnh rộn ràngÁo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?Nào đâu cái áo tứ thân?Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng emVan em, em hãy giữ nguyên quê mùaNhư hôm em đi lễ chùaCứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!

Hoa chanh nở giữa vườn chanhThầy u mình với chúng mình chân quêHôm qua em đi tỉnh vềHương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

1936(Nguyễn Bính – Thơ và đời, NXB Văn học, 2003)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định các từ trực tiếp thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi”.Câu 2 (0,5 điểm) Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:

Nào đâu cái yếm lụa sồi?Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?Nào đâu cái áo tứ thân?Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Câu 3 (1,0 điểm) Qua văn bản, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?Câu 4 (1,0 điểm) Anh / chị có đồng tình với tâm sự của nhà thơ trong câu thơ “Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa” không? Tại sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ đầu thế kỉ XX, Nguyễn Bính đã vì lo lắng về sự mai một của những giá trị làm nên hồn quê mà thiết tha gửi gắm trong bài thơ “Chân quê”:

“Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa”

Bằng tâm thế của một thanh niên đang sống những năm đầu thế kỉ XXI, anh / chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống trong cuộc sống hiện nay.

Câu 2. (5,0 điểm)

Khi hồn Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, hồn Trương Ba đã trả lời: “Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!”.

(Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, trang 151 – Ngữ Văn 12 tập II, NXB GD).

Suy nghĩ của anh/chị về sự lựa chọn trên của nhân vật Trương Ba.

-Hết-

* Đáp án:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

3.0

1

Các từ thể hiện tâm trạng của nhân vật “tôi”: Khổ – Sợ – Vừa lòng

0,5

2

* Biện pháp tu từ được sử dụng: Câu hỏi tu từ

* Hiệu quả nghệ thuật:

– Tạo âm hưởng day dứt, khắc khoải cho lời thơ.

– Bản thân câu hỏi đã hàm chứa câu trả lời: các vật dụng yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, quần nái đen nay đâu rồi (tức là nay không còn nữa) – diễn tả một cách kín đáo, tế nhị cảm xúc day dứt, nuối tiếc của nhân vật trữ tình trước những thay đổi đồng thời cũng là sự mất đi của những nét đẹp chân quê ở cô gái quê.

0,25

0,25

3

Thông điệp: “Van em em hãy giữ nguyên quê mùa” – Mong muốn thiết tha giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của quê hương và nét đẹp mộc mạc, đơn sơ, bình dị của con người. Tác phẩm là lời thức tỉnh chúng ta về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

1,0

4

Thí sinh tùy chọn thái độ, song phải lý giải thật thuyết phục về sự lựa chọn của mình. Gợi ý:

– Tôi đồng tình với tâm sự của nhà thơ Nguyễn Bính. Bởi tâm sự đó là tiếng lòng chân thành nói lên mong muốn tha thiết của một con người trong buổi giao thời của xã hội Việt Nam. “Quê mùa” mà nhà thơ muốn “em” giữ nguyên là những gì chân chất, thuần hậu, mộc mạc thuộc về hồn quê, thuộc về nguồn cội của dân tộc. Đó còn là nét đẹp văn hóa của quê hương xứ sở cần gìn giữ, bảo vệ.

– Tôi không hoàn toàn đồng tình với tâm sự của nhà thơ. Có những giá trị văn hóa cần gìn giữ không có nghĩa chúng ta cứ đứng mãi ở nơi chốn cũ, sống mãi với những gì xưa cũ và cự tuyệt hoàn toàn với cái mới, nhất là khi cái mới ấy lại là cái tiến bộ, văn minh, có thể tạo đà cho sự phát triển của cá nhân cũng như của cả cộng đồng dân tộc. Giữ bản sắc văn hóa để không hòa tan nhưng cũng cần tiếp thu văn hóa, văn minh nhân loại để phát triển và hội nhập.

– Thí sinh có thể kết hợp cả hai ý kiến trên.

1,0

LÀM VĂN

7.0

1

Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống trong cuộc sống hiện nay

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Bắt đầu bằng chỗ lùi vào đầu dòng, viết hoa, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. Đảm bảo yêu cầu về dung lượng (khoảng 200 chữ).

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Có thể theo hướng sau:

– Bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống là gìn giữ, tôn tạo và tạo môi trường, không gian tồn tại cho những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc.

– Ý nghĩa:

+ Bảo vệ bản sắc văn hóa để làm thành gương mặt tinh thần riêng của dân tộc.

+ Có được sức thu hút, hấp dẫn riêng, nhất là khi thế giới ngày càng tiến bộ, văn minh – không chỉ tôn trọng mà luôn đòi hỏi sự khác biệt, riêng biệt, độc đáo, nhất là về các giá trị văn hóa tinh thần.

+ Trong xu hướng toàn cầu hóa, việc giữ gìn bản sắc văn hóa sẽ giúp chúng ta hội nhập mà không bị hòa tan. Không đánh mất bản sắc văn hóa của mình mới có thể phát triển bền vững.

1,0

0,25

0,25

0,25

0,25

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0,25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

0,25

Câu 2.

Viết bài văn bàn luận về vấn đề: Sự lựa chọn của nhân vật Trương Ba.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn; kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự lựa chọn của nhân vật Trương Ba khi đứng trước tình huống: chết hẳn hoặc tiếp tục sống trong thân xác người khác.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

3,5

* Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm và vấn đề cần nghị luận

– Lưu Quang Vũ là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của VHVN hiện đại.

– Vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm khai thác chất liệu dân gian, có ý nghĩa sâu sắc khi đặt ra nhiều vấn đề về tư tưởng, lối sống của con người.

– Câu nói của TB “Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!” xuất hiện trong cuộc thoại giữa Hồn TB và Đế Thích thể hiện sự lựa chọn dứt khoát của TB…

0,5

* Tình huống của nhân vật Trương Ba

– Là người làm vườn nhân hậu, trong sạch, thẳng thắn, hết lòng thương yêu vợ cơn, có tài đánh cờ nhưng bị chết oan.

– Được trả lại sự sống nhưng đó là sống nhờ trong thân xác hàng thịt thô lỗ, phũ phàng khiến Trương Ba dần thay đổi: Hồn TB có một cuộc sống đáng hổ thẹn khi phải sống chung với phần thể xác dung tục và bị sự dung tục đồng hoá. Trương Ba kiên quyết từ chối thỏa hiệp với xác hàng thịt.

Đọc thêm:
Tư vấn chọn trường Đại học, Cao đẳng dưới <18 điểm

0,5

* Sự lựa chọn của nhân vật Trương Ba

– Trương Ba đã tranh luận gay gắt với hàng thịt, đối thoại với người vợ, với con dâu, với Đế Thích trong đau đớn trước khi đi đến lựa chọn cuối cùng.

– Lời thoại của Trương Ba thể hiện lựa chọn: Chấp nhận chết hẳn, không trú ngụ trong thân xác của bất kì ai.

1,0

* Bình luận

– Sự lựa chọn đau đớn vì như vậy, Trương Ba không còn được sống nhưng đó là lựa chọn đúng, giúp Trương Ba tránh được bao rắc rối trong các mối quan hệ, nhất là giữ được phẩm cách đẹp đẽ vốn có và được là chính mình, trong sự hài hoà tự nhiện giữa thể xác và tâm hồn.

– Sự lựa chọn của Trương Ba phản ánh vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của người lao động trong cuộc chiến chống lại nghịch cảnh.

– Sự lựa chọn dứt khoát của TB thể hiện chiều sâu triết lí nhân sinh sâu sắc của vở kịch: Sự sống là quý giá nhưng có một điều còn quan trọng hơn cả sự sống là sống như thế nào cho có ý nghĩa.

– Quyết định của Trương Ba được khắc họa bằng ngôn ngữ kịch giàu triết lí, chứa đựng chiều sâu nội tâm nhân vật.

1,5

d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5

3. Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020, mẫu số 3:

* Phần đề thi

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

[…]Cứ tới chủ đề về ơn nghĩa sinh thành thì ngập hộp thư “Thay lời muốn nói ” sẽ là những câu xin lỗi ba mẹ từ các bạn trẻ. Là những lời xin lỗi được gửi đến những ba-mẹ-còn-sống. Mà, nội dung của những lời xin lỗi cũng… na ná nhau, kiểu như “Con biết ba mẹ rất cực khổ vì con… Con biết con đã làm cho ba mẹ buồn rất nhiều. Con xin lỗi ba mẹ. Xin lỗi, nhưng mình hay gọi đây là “những lời xin lỗi mang tính phong trào ”, và những áy náy ray rứt này là “những áy náy ray rứt theo làn sóng”, mỗi khi có ai hay có chương trình nào gợi nhắc, thì các bạn mới sực nhớ ra. Mà khổ cái, bản thân những lời xin lỗi ấy sợ rằng khó làm người được xin lỗi vui hơn, bởi vì đâu đợi tới chính họ, ngay cả chúng mình là những người làm chương trình đây cũng đều hiểu rằng, có lẽ chỉ vài ngày sau chương trình, cùng với nhịp sống ngày càng nhanh ngày càng vội, cùng với lịch đi học, đi làm, đi giải trí sau giờ học, giờ làm…, những lời xin lỗi ấy sợ rằng sẽ sớm được vứt ra khỏi đầu; và những cảm giác áy náy, ăn năn ấy sẽ sớm chìm sâu, chẳng còn mảy may gợn sóng. Cho đến khi… lại được nhắc mà sực nhớ ra, lần kể tiếp.

Điều đó, đáng buồn là một sự thật ở một bộ phận không nhỏ những người trẻ, bây giờ.

(Thương còn không hết…, ghét nhau chi, Lê Đỗ Quỳnh Hương, Nxb Trẻ, tr.31-32)

1. Chỉ ra những nghịch lí trong những lời xin lỗi của các bạn trẻ được nêu trong đoạn trích.2. Tác giả thể hiện tâm trạng như thế nào trước thực trạng những lời xin lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về chủ đề về ơn nghĩa sinh thành?3. Theo anh/chị, nguyên nhân nào dẫn tới những lời xin lỗi phong trào và những áy náy ray rứt theo làn sóng trong ứng xử của một bộ phận không nhỏ những người trẻ ngày nay?4. Theo anh/chị, điều gì quan trọng nhất trong một lời xin lỗi? Vì sao?

Phn II. Làm văn (7,0 đim)

Câu 1. (2,0 đim)

Từ thông điệp của đoạn trích, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề: Giá trị của lời xin lỗi đúng cách.

Câu 2. (5,0 đim)

Trong truyện Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã hai lần nói về việc Mị “vùng bước đi” và “băng đi” ở hai đoạn văn sau:

Đoạn 1:

“…Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi – Em yêu người nào, em bắt pao nào… Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa… ”

Đoạn 2:

“…Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưnng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

A Phủ cho tôi đi.A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:Ở đây chết mất…. ”

(Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, sách Giáo khoa Ngữ văn 12, cơ bản, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2008, tr 9,11)

Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật khát vọng sống của nhân vật này.

-HẾT-

* Đáp án:

Phần

Câu/Ý

Nội dung

Điểm

I

Đọc hiểu

3.0

1

Những nghịch lí trong những lời xin lỗi của các bạn trẻ được nêu trong đoạn trích:

– Nội dung lời xin lỗi na ná nhau, không xuất phát từ tình cảm chân thành của con cái với đấng sinh thành;

– Tâm trạng của người xin lỗi: áy náy ray rứt theo làn sóng, xuất hiện rồi tan biến ngay sau đó.

– Người được nhận lời xin lỗi: khó có thể vui hơn.

0.5

2

Trước thực trạng những lời xỉn lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về chủ đề về ơn nghĩa sinh thành, tác giả thể hiện tâm trạng băn khoăn, lòng ngậm ngùi buồn.

0.5

3

Học sinh có thể để xuất những nguyên nhân khác nhau. Yêu cầu hợp lí và thuyết phục

Gợi ý:

-Tâm lí e ngại thể hiện tình cảm của người Á Đông.

-Lối sống hời hợt, thiếu sâu sắc.

– Bị cuốn theo nhịp sống vội vã khiến con người dễ quên đi những việc ân nghĩa.

1.0

4

Học sinh có thể có nhiều lựa chọn trả lời.

Gợi ý: Sự chân thành; Thái độ hối lỗi…

Ví dụ: Điều quan trọng nhất trong một lời xin lỗi là thái độ chân thành. Vì một lời xin lỗi chân thành cho thấy sự hối lỗi thực sự, tỏ rõ người xin lỗi muốn được cảm thông, tha thứ và muốn khắc phục, sửa chữa lỗi lầm mình mắc phải.

1.0

II

Làm văn

1

Từ thông điệp của đoạn trích, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề: Giá trị của lời xin lỗi đúng cách.

2.0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Giá trị của lời xin lỗi đúng cách.

0.25

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy câu chuyện trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.

c.2. Các câu phát triển đoạn:

– Giải thích: Lời xin lỗi là lời nói, hành động thể hiện sự nhận thức và hối lỗi của mình khi có những suy nghĩ, hành động sai trái.

– Bàn luận:

+ Có nhiều cách để thực hiện lời xin lỗi, tuy nhiên để lời xin lỗi có giá trị cao nhất, cần thực hiện nó đúng cách.

+ Xin lỗi đúng cách sẽ dễ nhận được sự đồng cảm tha thứ hơn.

+ Xin lỗi đúng cách sẽ giúp bạn thoải mái hơn vì được giải tỏa mặc cảm tội lỗi.

Đọc thêm:
Công thức Đại số, Giải tích môn Toán ôn thi tốt nghiệp THPT

+ Xin lỗi đúng cách cũng góp phần nâng cao phẩm giá, nhân cách của bạn.

c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Cần rèn luyện cho mình một cái tâm chân thành để khi sai lỗi, biết nhận lỗi và thực hiện việc hối lỗi đúng đắn.

1.00

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

2

Phân tích nhân vật Mị qua hai lần nói về việc Mị “vùng bước đi” và “băng đi” ở hai đoạn văn, từ đó làm nổi bật khát vọng sống của nhân vật này.

5,0

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

(0,25)

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Nhân vật Mị qua hai lần nói về việc Mị “vùng bước đi” và “băng đi” ở hai đoạn văn. Khát vọng sống của nhân vật Mị.

(0,25)

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

3.1.Mở bài: 0.25

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

+”Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông.

– Nêu vấn đề cần nghị luận: trong truyện, qua hai lần nói về việc Mị “vùng bước đi” và “băng đi” ở hai đoạn văn, nhà văn ca ngợi khát vọng sống của nhân vật này.

3.2.Thân bài: 3.50

a. Khái quát về tác phẩm, đoạn trích:

-“Vợ chồng A Phủ”, trích trong tập “Truyện Tây Bắc”, là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông, được viết sau chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1953. Tác phẩm là bức tranh bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến, thực dân và là bài ca về phẩm chất, vẻ đẹp, về sức sống mãnh liệt của người lao động

– Hai lần nói về việc Mị “vùng bước đi” và “băng đi” ở hai đoạn văn thuộc phần một của truyện.

b. Giới thiệu nhân vật Mị:

– Mị là cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, có nhiều chàng trai theo đuổi. Vì món nợ truyền kiếp của cha với nhà thống lí, Mị đã bị bắt về cúng ma và làm con dâu gạt nợ nhà thống lí. Từ cô gái yêu tự do, tràn đầy sức sống, Mị trở thành nô lệ, dần dần tê liệt về tinh thần. Thế nhưng với phẩm chất tốt đẹp của người lao động, sức sống cứ tiềm tàng, âm ỉ rồi bùng cháy mãnh liệt đề rồi Mị tự đứng dậy cắt dây cởi trói trả lại tự do cho chính mình.

c. Phân tích hai chi tiết:

* Đoạn 1:

-Vị trí: Sau khi uống rượu, lắng nghe tiếng sáo trong không khí đêm tình mùa xuân đang về, tâm trạng Mị có sự thay đổi. Từ kiếp sống nô lệ, cam chịu, Mị muốn đi chơi. Đúng lúc đó, A Sử đi vào trói Mị suốt đêm trong buồng tối.

– Hoàn cảnh: Bị trói suốt đêm, nhưng trong lòng đang muốn đi chơi.

– Tâm trạng Mị:

+ Hơi rượu nồng nàn:

++ Là tác nhân quan trọng thay đổi tâm lí của Mịị. Mị đã uống ực từng bát để trôi đi tất cả những đắng cay. Nó là chất xúc tác để Mị trở về quá khứ, sống lại những tháng ngày tuổi trẻ đẹp đẽ;

++ Hơi rượu khiến Mị chìm đắm trong quá khứ ngọt ngào của tình yêu, hạnh phúc bất chấp hiện thực phũ phàng;

+ Tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi:

++Tiếng sáo là biểu tượng cho tình yêu, hạnh phúc, khát vọng tuổi trẻ .

++Tiếng sáo từ ngoại cảnh trở thành tiếng sáo trong tâm tưởng, thúc giục Mị đi theo tiếng gọi của tình yêu, hạnh phúc.

+ Mị vùng bước đi: Hành động cho thấy, dù thân thể bị trói đứng nhưng tâm hồn Mị hoàn toàn tự do. Khao khát cháy bỏng chuyển hóa thành hành động. Đó là khát vọng muốn vượt thoát khỏi hiện thực đau khổ, cuộc sống tù đày, kìm kẹp để tìm đến cuộc sống tự do, tình yêu và hạnh phúc.

– Đoạn văn thể hiện diễn biến tâm lý của Mị trong đêm bị trói đứng xoay quanh khát vọng vượt thoát khỏi hiện thực, khao khát cháy bỏng được sống tự do, được hưởng tình yêu và hạnh phúc. Đoạn văn thể hiện sức sống tiềm tàng mà mãnh liệt đang trỗi dậy trong tâm hồn Mị.

– Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế.

*Đoạn văn 2:

– Vị trí: Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ và thấy A Phủ băng đi trong đêm tối, Mị đã nghĩ đến mình bèn băng đi, chạy theo A Phủ để trốn khỏi Hồng Ngài.

– Hoàn cảnh: Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị rơi vào tình cảnh éo le, bi đát, có nguy cơ bị trói đứng thay cho A Phủ.

-Diễn biến tâm trạng, hành động, lời ttóỉ của Mị:

+ Mị đứng lặng trong bóng tối: Đứng lặng bởi hiện tại Mị vẫn đang bị trói chặt bởi một sợi dây vô hình: hủ tục. Đứng lặng bởi giờ đây đang diễn ra cuộc đấu tranh trong nội tâm, giữa nỗi sợ hãi và lòng yêu đời ham sống.

+ Chạy theo A Phủ: “vụt chạy theo… Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi… ”.Chạy để tự cứu mình, để tìm đến cuộc sống tự do. Đây là cuộc cách mạng trong tư tưởng, là chiến thắng của khát vọng sống mãnh liệt trỗi dậy trong Mị.

+ Hai lời thoại: “A Phủ cho tôi đi” và “Ở đây thì chết mất.” ngắn gọn nhưng thấy được sự quyết tâm và nhận thức rõ ràng giữa hiện thực cuộc sống và khát vọng được sống của nhận vật.

– Đoạn văn tập trung thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng và hành động của nhân vật. Tất cả đều thể hiện một khát vọng vượt thoát khỏi số phận nô lệ, khát vọng được sống tự do của nhân vật. Đoạn văn cho thấy vẻ đẹp đầy nội lực, lòng dũng cảm và sự quyết đoán của nhân vật khi dám vượt qua mọi sợ hãi, tự cắt dây cỏi trói cho chính mình.

– Nghệ thuật: miêu tả nhân vật qua diễn biến tâm lý, ngôn ngữ và hành động.

d. Nhận xét khát vọng sống của nhân vật Mị.

– Cả hai đoạn văn đề tập trung làm nổi bật khát yọng sống chân chính cử nhân vật: Đó là khát vọng giải thoát khỏi kiếp nô lệ, khát vọng được sống tự do, sống trong tình yêu, hạnh phúc;

– Nếu khát vọng đó ở đoạn 1 chỉ dừng lại ở những diễn biến trong tâm trạng và cũng nhanh chóng bị ngịch cảnh chi phối thì ở đoạn 2 nóđã chuyển hoá thành hành động mạnh mẽ, quyết liệt của nhận vật;

– Vì vậy, nhân vật Mị hiện lên không chỉ có khát vọng sống cao đẹp mà còn thể hiện ở tinh thần phản kháng, đấu tranh để được thoát khỏi nô lệ, về với cách mạng.

3.3.Kết bài: 0.25

– Tóm lại, ý nghĩa khát vọng sống của nhân vật Mị qua hai đoạn văn;

– Bài học cuộc sống rút ra từ nhân vật.

(4.00)

4. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

( 0,25)

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

( 0,25)

>>Tham khảo thêm Đề thi tham khảo THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2020

https://thuthuat.taimienphi.vn/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-nam-2020-58040n.aspx Để chinh phục kì thi THPT Quốc gia năm 2020, hoàn thành mục tiêu vào đại học, bên cạnh việc ôn tập cho môn Ngữ văn, các em cũng cần phân phối thời gian để ôn tập và củng cố kiến thức, kĩ năng cho các môn học quan trọng khác qua: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Tiếng Anh năm 2020, Đề thi tham khảo THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2020, Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2020, Đề thi tham khảo THPT quốc gia môn Hóa học năm 2020

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button