Dàn ý suy nghĩ về lời xin lỗi và cảm ơn

Đã kiểm duyệt nội dung

I. Dàn ý Suy nghĩ về lời xin lỗi và cảm ơn

1. Mở bài

Giới thiệu, đề cập vấn đề: lời xin lỗi và lời cảm ơn

2. Thân bài

a. Giải thích– Cảm ơn là gì?- Xin lỗi là gì?- Khi nào thì hai câu nói ấy được sử dụng? Có thường xuyên không? Mục đích là gì?

b. Thực trạng– Tình trạng “lười” nói xin lỗi, cảm ơn ngày nay, không chỉ giới trẻ mà ngay cả độ tuổi trung niên, cao niên- Con người ngày càng trở nên vô tâm do tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa. Họ có thể nói chuyện với nhau hàng giờ qua điện thoại, nhưng một lời xin lỗi, cảm ơn cũng khó khăn trong thực tế- Sự suy thoái đạo đức của một số bộ phận người hiện nay khi cảm thấy không cần cảm ơn trước sự giúp đỡ hay xin lỗi khi mắc khuyết điểm

c. Nguyên nhân– Do cuộc sống ngày càng gấp gáp, con người dùng thời gian để tham gia vào mạng xã hội nhiều hơn cuộc sống thực- Thế hệ trẻ đã và đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ cách dạy dỗ của cha mẹ cũng như cách ứng xử với mọi người xung quanh

d. Ý nghĩa– Hậu quả: một thế hệ vô tâm, vô cảm, không biết quý trọng những điều người khác giúp đỡ mình, không biết xin lỗi khi mắc sai lầm- Lâu dần gây ra sự thiếu liên kết ngay trong tập thể

Đọc thêm:
Đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện Chiếc lược ngà

e. Liên hệ bản thân

f. Giải pháp

– Bản thân trước hết cần sử dụng “cảm ơn” và “xin lỗi” nhiều hơn- Tuyên truyền và lan tỏa sự lịch thiệp đến mọi người

3. Kết bài

Cảm nhận chung

II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về lời xin lỗi và cảm ơn

Trong xã hội công nghệ hóa, hiện đại hóa với tốc độ chóng mặt như ngày nay, con người dường như bị hạn chế giao tiếp với nhau. Mỗi cá nhân chú trọng vào việc xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội nhiều hơn những phương thức ứng xử thường nhật trong đời sống thực. Chính vì vậy, việc nói lời cảm ơn hay xin lỗi ngày càng giảm thiểu tần suất xuất hiện, tuy đây là những câu nói giản đơn và cơ bản nhất mà bất kì đứa trẻ nào cũng nằm lòng.

Lời cảm ơn là lời thể hiện sự biết ơn, quý trong dành cho những người đã giúp đỡ khi ta gặp khó khăn, hoặc đơn giản hơn, lời cảm ơn được thốt ra khi ta nhận được sự tự tế từ đối phương. Không ai tiếc một lời cảm ơn khi được phục vụ một cách chu toàn từ người bồi bàn. Lời cảm ơn kèm nụ cười thân thiện thể hiện bạn là người có học vấn, hòa đồng, vui vẻ và biết trân trọng người khác. Lời xin lỗi là sự nuối tiếc, thừa nhận sai lầm và mong muốn sửa chữa lỗi lầm khi ta vô tình mắc lỗi. Lời xin lỗi khi làm cha mẹ buồn, xin lỗi khi vô tình làm rơi đồ của người khác,… có khả năng làm dịu đi cơn nóng giận, giải tỏa những hiểu lầm không đáng có…(Còn tiếp)

Đọc thêm:
Dàn ý phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-suy-nghi-ve-loi-xin-loi-va-cam-on-47110n.aspx >> Xem bài mẫu đầy đủ Suy nghĩ về lời xin lỗi và cảm ơn tại đây.

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button