Dàn ý phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù
Dàn ý phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù
I. Dàn ý phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Chuẩn)
1. Mở bài
– Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cho mình cái đẹp, đặc biệt là những vẻ đẹp trong nhân cách con người.- Truyện ngắn Chữ người tử tù là tác phẩm tiêu biểu thể hiện được hết phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân với tình huống truyện vô cùng độc đáo.
2. Thân bài
* Tác giả, tác phẩm:– Nguyễn Tuân (1910-1987), quê ở Hà Nội, xuất thân trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Ông là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, có phong cách uyên bác, tài hoa và độc đáo, có sở trường về tùy bút và truyện ngắn.- Chữ người tử tù là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất giai đoạn trước cách mạng, được in trong tập Vang bóng một thời.
* Tình huống truyện:– Bối cảnh:+ Không gian: Trong tù, chật hẹp, hôi thối, ẩm ướt.+ Thời gian: Là những ngày trước khi Huấn Cao bị tử hình
– Vị thế của Huấn Cao và quản ngục trong bình diện xã hội:+ Huấn Cao là tử tù, là kẻ phản loạn muốn lật đổ trật tự xã hội phong kiến lúc bấy giờ.+ Viên quản ngục là người quản lý tù nhân, đại diện cho tầng lớp bảo vệ trật tự xã hội.=> Vị thế đối địch. Tuy nhiên xét kỹ thì đây còn là cuộc giáp mặt giữa hai loại tù nhân, viên quản ngục chính là tù nhân trong môi trường làm việc của mình.
– Vị thế trên bình diện nghệ thuật:+ Huấn Cao: Là người có tài viết chữ đẹp.+ Viên quản ngục: Yêu thích nghệ thuật thư pháp, kính trọng và ngưỡng mộ tài viết chữ của Huấn Cao.=> Tri âm tri kỷ
– Vị thế trên bình diện nhân cách;+ Huấn Cao: Là người khí phách, tài hoa.+ Viên quản ngục: Tôn thờ kính trọng tài hoa và khí phách của Huấn Cao, khí phách, thiên lương.
3. Kết bài
– Tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù chính là chất xúc tác, thúc đẩy cốt truyện phát triển, rồi từ đó đưa đến hướng giải quyết cốt truyện, đồng thời bộc lộ vẻ đẹp, tính cách của các nhân vật, bật sáng chủ đề của câu chuyện, đã thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.
II. Bài văn mẫu Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Chuẩn)
Có một nhà văn đã xuất hiện trên văn đàn khiến cho những người đồng nghiệp của ông cảm thấy cái nghề của mình trở nên sang hơn, cao quý hơn, có một tác phẩm văn học mà nhà văn Nguyễn Khải đã từng băn khoăn không biết là do thần viết hay do người viết. Người và tác phẩm ấy chính là nhà văn Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ người tử tù. Phạm Tiến Duật khi đến viếng Nguyễn Tuân lúc mất đã khắc khoải bốn câu rằng:”Cái râu, cái tóc ông chẳng giống ai. Cái ăn, cái ngủ ông chẳng giống ai. Cái độc đáo văn ông nghìn đời không lặp lại. Thế cho nên ông ở mãi trong đời”. Chính vậy khi còn tại thế nhà văn ấy đã luôn luôn tâm niệm và đã đi tìm cho mình riêng một vẻ đẹp thanh cao, vẻ đẹp thiên lương thiện mỹ gần như hoàn bích, mà tiêu biểu nhất là thông qua nhân vật Huấn Cao, với một tình huống truyện độc đáo, khác biệt như chính con người Nguyễn Tuân vậy.
Nguyễn Tuân (1910-1987), quê ở Hà Nội, xuất thân trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Ông là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, có phong cách uyên bác, tài hoa và độc đáo, có sở trường về tùy bút và truyện ngắn. Các tác phẩm tiêu biểu phải kể đến như tập truyện ngắn Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Thiếu quê hương, sau cách mạng tháng tám thì có tập tùy bút Sông Đà…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù tại đây.
-HẾT-
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-tinh-huong-truyen-trong-truyen-ngan-chu-nguoi-tu-tu-51074n.aspx Các bạn cùng đón đọc thêm một số bài văn hay lớp 11 khác bên cạnh dàn ý Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù như: Dàn ý Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu; Dàn ý bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh; Dàn ý phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê; Dàn ý phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài Lưu biệt khi xuất dương; Dàn ý phân tích hai câu thơ cuối bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương;…