Dàn ý chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh
Dàn ý chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh
I. Dàn ý chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh (Chuẩn)
1. Mở bài– Giới thiệu khái quát về tác giả Thanh Tịnh (đặc điểm sáng tác, các sáng tác chính của ông,…)- Giới thiệu khái quát về văn bản Tôi đi học (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)- Nêu vấn đề: Chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học.
2. Thân bài
a. Chất trữ tình là gì?– Chất trữ tình của tác phẩm văn học chính là vẻ đẹp của tư tưởng, tình cảm, cảm xúc chủ quan của con người.- Điều ấy được thể hiện qua cách xây dựng, lựa chọn tình huống truyện, cách miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật xây dựng, miêu tả tâm lí nhân vật và việc sử dụng từ ngữ, các hình ảnh so sánh.
b. Biểu hiện của chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học– Kết cấu của tác phẩm: Toàn bộ tác phẩm được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi với những dòng cảm xúc, những diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật chứ không có cốt truyện.- Khung cảnh thiên nhiên và cảnh vật trong ngày tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi:+ Mở đầu tác phẩm là một câu văn miêu tả thiên nhiên đầy xúc cảm của nhân vật tôi+ Khung cảnh thiên nhiên trong buổi sớm mai tựu trường.+ Khung cảnh của lũ học trò nhỏ khi đứng giữa sân trường chờ được gọi tên vào lớp
– Cách tác giả xây dựng nhân vật với những mối quan hệ, những tình cảm bình dị, thân thương song rất dịu dàng, đẹp đẽ.+ Người thầy “với cặp mắt hiền từ và cảm động”
+ Những người bạn thuở ấu thơ với biết bao kỉ niệm khó quên và cả những người bạn mới quen.+ Người mẹ với tình yêu thương con vô bờ bến, điều đó được thể hiện rõ nét qua những cảm nhận và cách miêu tả tinh tế, dạt dào cảm xúc của chính tác giả.
– Sử dụng những câu văn giàu cảm xúc với giọng điệu nhẹ nhàng, những hình ảnh so sánh độc đáo và việc sử dụng hàng loạt các từ láy .+ Các hình ảnh so sánh: “…như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”, “…như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”, “…như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”…+ Sử dụng từ láy trong việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên và tái hiện chân thực, rõ nét cảm xúc bỡ ngỡ, rụt rè của nhân vật tôi trong ngày tựu trường.
3. Kết bài
Khái quát về chất trữ tình trong tác phẩm và nêu suy nghĩ của bản thân.
II. Bài văn mẫu Chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh (Chuẩn)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh tại đây.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-chat-tru-tinh-trong-van-ban-toi-di-hoc-cua-thanh-tinh-51828n.aspx