Dàn ý cảm nhận bài thơ Mây và sóng của Ta-go

Đã kiểm duyệt nội dung

Dàn ý cảm nhận bài thơ Mây và sóng của Ta-go

1. Mở bài

– Dẫn dắt vấn đề: Tình cảm gia đình là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thơ, nhà văn thỏa sức sáng tạo…- Nêu vấn đề: Bài thơ Mây và sóng của Ta-go nói về tình cảm mẹ con thắm thiết, mặn nồng.

2. Thân bài

* Cảm nghĩ về đoạn đối thoại giữa mẹ và con– Lời em bé kể cho mẹ nghe về sóng nước, mây trời – những điều em đã gặp khi đi chơi+ Trong tưởng tượng, suy nghĩ của trẻ em: Mây trời đều biết nói, biết cười, biết mời mọc rủ rê em bé tham gia những cuộc vui bất tận “Mẹ ơi, kìa ai… họ bay đi mất”.+ Lời em bé gọi mẹ “Mẹ ơi!”: Tự nhiên, gần gũi, đáng yêu => Mẹ luôn bên cạnh em từ những bước chập chững đầu tiên, từ những câu nói thuở ban đầu, từ những câu chuyện nhỏ trong những ngày đầu tiên của cuộc đời.+ Tác giả nhân hóa những đám mây khiến chúng có những tính cách, hành động… như con người: Gọi em đi chơi “từ tinh mơ đến hết ngày”.* Cảm nghĩ về những tình cảm của em bé đối với mẹ– Lời từ chối sự mời gọi của mây trời, sóng gió:+ Với lời mời gọi hấp dẫn “giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc” => Em bé khó có thể chối từ “làm thế nào mà tôi lên trên ấy được?”.+ Nhưng em ngay lập tức chối từ, bởi em không muốn phải rời xa mẹ “Tôi có lòng nào bỏ được mẹ” => Bắt nguồn từ tình cảm thẳm sâu trong trái tim con người, không thể nào chia cắt được tình mẫu tử thiêng liêng.- Đối với em bé: Không cuộc dạo chơi nào, mây trời nào, lời mời gọi nào có thể so được với người mẹ của mình “Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ… trời xanh”.=> Tác giả so sánh tình mẫu tử ngang hàng với vũ trụ và thứ tình cảm đó không bao giờ có thể tách rời nhau, luôn gắn bó và trường tồn mãi mãi.- Trước lời mời gọi của những người bạn đến từ đại dương: “Mẹ ơi… họ dần đi xa” => Em bé cũng muốn chạy theo những cuộc chơi bất tận của sóng biển nhưng cuộc dạo chơi, khám phá sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có mẹ ở bên. – Hạnh phúc của em chính là ở bên mẹ, được ngắm nhìn nụ cười của mẹ => Có mẹ là có tất cả “Nhưng con biết… đang ở đâu!”.=> Chỉ cần có hai mẹ con, cuộc sống sẽ luôn hạnh phúc “không ai trên đời này… mẹ con ta đang ở đâu”.* Cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm– Cấu trúc lồng ghép lời thoại giữa em bé và mẹ, cuộc nói chuyện của em với mây và với sóng. => Qua đó, tác giả thể hiện sự cao cả, bất diệt của tình mẫu tử.- Ngòi bút nhạy cảm và tâm hồn dạt dào yêu thương: Giúp cho bài thơ thắm đượm tình người, tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.

Đọc thêm:
Ấn tượng về tính cách, cá tính của các nhân vật Việt, Chiến, chú Năm

3. Kết bài

“Mây và sóng” là đoạn trích cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.

>> Xem bài mẫu: Cảm nhận bài thơ Mây và sóng của Ta-go.

-HẾT-

Bài thơ Mây và Sóng của tác giả Ta-go, được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 9 tuần học thứ 25. Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc. Ngoài Dàn ý cảm nhận bài thơ Mây và sóng của Ta-go, chúng tôi còn cung cấp cho các em một số bài viết khác như: Bình giảng bài thơ Mây và sóng, Soạn bài Mây và sóng ngắn gọn, Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng, Phân tích bài thơ Mây và sóng;…

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-nhan-bai-tho-may-va-song-cua-ta-go-47258n.aspx

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button