Chuẩn USB 3.1 là gì? tốc độ sao chép dữ liệu hơn 3.0 bao nhiêu?

Đã kiểm duyệt nội dung

USB là một trong những công nghệ thành công nhất trong ngành điện toán khi được trang bị cho các thiết bị máy tính hiện nay, ngoài nhiệm vụ là lưu trữ file thì USB còn hỗ trợ nhiều hơn thế, bạn dễ dàng tạo usb cài Win 10 chỉ từ chiếc USB của bạn, việc tạo usb cài Win 10 cũng khá đơn giản, Taimienphi đã hướng dẫn rất chi tiết, các bạn có thể tìm thấy bài viết trên Thuthuat.taimienphi.vn

chuan usb 3 1 la gi toc do sao chep du lieu hon 3 0 bao nhieu

Với công nghệ ngày càng phát triển thì các sản phẩm sử dụng thế hệ mới nhất của chuẩn giao tiếp này đang bắt đầu xuất hiện và mới đây nhất là chuẩn kết nối USB 3.1 được nhiều người dùng nhắc tới so với USB 3.0 trước đây. Nếu bạn quan tâm tới chuẩn kết nối này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để cùng tìm hiểu chuẩn USB 3.1 là gì? tốc độ sao chép dữ liệu hơn USB 3.0 bao nhiêu nhé.

Chuẩn USB 3.1 là gì? tốc độ sao chép dữ liệu hơn 3.0 bao nhiêu?

USB 3.1 (hay còn gọi là USB 3.1/thế hệ 2) là sự kế thừa cho USB 3.0, có thể nhận diện bằng cổng kết nối turquois. USB 3.1 tăng gấp đôi tốc độ truyền tải của 3.0 lên đến một con số khổng lồ 10 Gbps. Và cũng giống như các phiên bản trước đó của USB, nó hoàn toàn tương thích với các thiết bị cũ.

Đọc thêm:
Push mail là gì ? Pull mail là gì ?

Khi được kết hợp các kết nối Type-C, USB 3.1 chắc chắn sẽ tạo nên rất nhiều điều thú vị. Bên cạnh đó, với khả năng truyền tải điện năng 100W phiên bản 2.0, nó hoàn toàn có thể cung cấp năng lượng hoặc sạc đầy cho cả một chiếc notebook, có nghĩa là cổng AC độc quyền có thể sớm được thay thế bởi sự thay thế tính phổ biến cao này. Với 4 làn dữ liệu, USB 3.1 Type-C thậm chí có thể mang cả cổng DisplayPort và HDMI đi xa hơn công dụng của nó. Bạn hãy tưởng tượng xem, một cổng-nhưng kết nối được tất cả, điều này sẽ có thể tiện lợi đến như thế nào?

Hiện tại, giao thức USB 3.1 là giao thức cao nhất và là người kế nhiệm của giao thức USB 3.0, một giao thức quá phổ biến trong đa số các dòng laptop và desktop hiện nay. Nếu đi tìm hiểu sâu hơn một tý thì giao thức USB 3.1 lại được chia nhỏ ra thành 2 loại như sau:

USB 3.1 Gen 1: Giao thức này khá giống như USB 3.0 và tốc độ tối đa của nó vẫn ở mức 4.8 – 5 Gbps nhưng chỉ “nhỉnh” hơn chút về hiệu năng. Về cơ bản thì bạn không cần quá quan tâm đến giao thức này.

USB 3.1 Gen 2: Đây mới thật sự là thế hệ USB mới. Nó có tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa 10Gbps, gấp đôi so với USB 3.0 / 3.1 gen 1. USB 3.1 gen 2 còn được cải tiến khả năng xử lý tín hiệu để phần dữ liệu bị dôi ra (overhead) trở nên nhỏ hơn, tức là tiết kiệm dung lượng khi truyền đi hơn so với thế hệ cũ. Logo dùng để chỉ USB 3.1 gen 2 là SuperSPEED+.

Đọc thêm:
Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) là gì? Ứng dụng trong đời sống như thế nào?

Chi tiết tốc độ xử lý dữ liệu của USB 3.1 các bạn có thể tham khảo hình ảnh so sánh sau:

USB 3.1 tương thích ngược với USB 2.0, tức là nếu chúng ta có một cái ổ cứng xài USB 2.0 nhưng gắn vào máy tính có kết nối USB 3.0 thì nó vẫn đọc được và ngược lại. Khi đó tốc độ sẽ đạt mức cao nhất có thể của ổ cứng chứ không tận dụng được hết 5Gbps của USB 3.0. Tất nhiên là nó cũng phải xài cùng cổng cắm, chứ cổng USB-C thì làm sao mà gắn vào lỗ USB-A và ngược lại được.

Để nhận biết USB 3.0 hay 2.0 trên máy tính không phải ai cũng biết rõ, nếu quan tâm, bạn theo dõi bài viết hướng dẫn nhận biết cổng USB 3.0 trên latop, máy tính tại đây

https://thuthuat.taimienphi.vn/chuan-usb-3-1-la-gi-toc-do-sao-chep-du-lieu-hon-3-0-bao-nhieu-25571n.aspx Như vậy qua bài viết trên đây các bạn đã có thể thấy rõ “sức mạnh” của chuẩn kết nối USB 3.1 như thế nào rồi phải không. Ngoài ra, với những bạn không đủ điều kiện để nâng cấp máy tính hỗ trợ chuẩn kết nối USB mới này hoàn toàn có thể sử dụng thêm phần mềm thứ 3 để hỗ trợ việc sao chép dữ liệu chẳng hạn như Teracopy, chi tiết bạn đọc có thể tham khảo thông qua bài viết hướng dẫn tăng tốc copy file bằng Teracopy mà chúng tôi đã chia sẻ trước đó nhé.

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button