Chọn một ý của đề bài trong mục 2 Thực hành, từ đó, viết hai đoạn văn

Đã kiểm duyệt nội dung

Đề bài: Chọn một ý của đề bài trong mục 2. “Thực hành”; từ đó, viết hai đoạn văn:– Diễn đạt bằng các câu văn suy luận logic.– Diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh

chon mot y cua de bai trong muc 2 thuc hanh tu do viet hai doan van

Chọn một ý của đề bài trong mục 2 Thực hành từ đó viết hai đoạn văn

I. Đoạn văn phân tích đoạn trích “Thúy Kiều nhớ Kim Trọng khi ở lầu Ngưng Bích” – mẫu số 1

1. Đoạn văn phân tích đoạn trích “Thúy Kiều nhớ Kim Trọng khi ở lầu Ngưng Bích” diễn đạt bằng các câu văn có suy luận logic:

Trong những ngày ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều nhớ về Kim Trọng và cha mẹ. Và nỗi nhớ chàng Kim dường như lớn hơn cả. Vì đã phải hi sinh mối tình đầu để cứu cha nên Kiều đã phần nào báo đáp được công ơn sinh thành của bậc phụ mẫu. Nhưng trái lại, nàng đã bội ước với Kim Trọng, trao duyên lại cho em gái mình mà không hề báo trước. Thúy Kiều thương xót cho người yêu, lo lắng cho chàng ở nơi xa chưa biết gì vẫn ngày đêm ngóng tin mình. Vậy nên trong đoạn trích, nỗi nhớ Kim Trọng mới được đặt lên trên nỗi nhớ cha mẹ.

2. Đoạn văn phân tích đoạn trích “Thúy Kiều nhớ Kim Trọng khi ở lầu Ngưng Bích” diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh:

Trong thời gian bị giam ở lầu Ngưng Bích, nàng Kiều vẫn không nguôi nỗi nhớ người yêu. Nàng nhớ lại đêm trăng tròn mà đôi lứa thề nguyền. Vầng trăng tuy tròn vành vạnh mà sao như cứa vào lòng nàng nỗi đau chia xa. Càng thương xót cho chàng Kim không biết gì mà vẫn mong nhớ tin nàng, Thúy Kiều càng đau đớn vì đã bội ước với Kim Trọng.

Đọc thêm:
Soạn bài Phương pháp tả người

II. Đoạn văn bàn luận sức hấp dẫn của vở kịch “Lời thề thứ 9” – mẫu số 2:

1. Đoạn văn bàn luận sức hấp dẫn của vở kịch “Lời thề thứ 9” diễn đạt bằng các câu văn có suy luận logic:

Trong “Lời thề thứ 9”, ba anh bộ đội đại diện cho những người lính trẻ ngày đêm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Mẹ Xuyên, cô Cúc đại diện cho nhân dân. Chủ tịch Hà, Chánh văn phòng Tỉnh và lão Tuần đại diện cho chính quyền. Sự liên kết giữa các nhân vật này thể hiện nỗi trăn trở của tác giả Lưu Quang Vũ: Nếu như chính quyền quan tâm, chăm lo đến đời sống của nhân dân hơn, họ sẽ không còn đói khổ, oan ức. Bởi quân và dân là một, nếu dân đói, dân khổ, lòng quân cũng không yên. Những chiến sĩ quyết hi sinh để bảo vệ những điều tươi đẹp chứ không phải những thói ích kỉ, tham lam, vô cảm. Vậy nên những người cầm quyền cũng cần hành động để nhân dân không còn đói khổ, đất nước giữ mãi sự tươi đẹp.

2. Đoạn văn bàn luận sức hấp dẫn của vở kịch “Lời thề thứ 9” diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh:

Vở kịch “Lời thề thứ 9” đã truyền tải cho ta những thông điệp rất nhân văn và có giá trị sâu sắc mà đến tận ngày nay. Giữ quân và dân có mối quan hệ gắn bó, khăng khít. Chính vì thế, lòng quân cũng như lòng dân. Nhân dân nghèo đói, vất vả, lam lũ thì những người lính cũng không thể yên tâm giữ chắc tay súng. Những người cầm quyền phải quan tâm, gần dân hơn, bỏ đi thói vô cảm, ích kỉ, lạnh lùng. Đặc biệt, họ phải phát hiện ra những ung nhọt quan liêu, nhũng nhiễu để cắt bỏ đi. Có như vậy, nhân dân mới ấm no hạnh phúc, quân đội ta cũng vững mạnh hơn.

Đọc thêm:
Tả cây cà chua

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://thuthuat.taimienphi.vn/chon-mot-y-cua-de-bai-trong-muc-2-thuc-hanh-tu-do-viet-hai-doan-van-76281n.aspx Những câu văn có suy luận logic phải có liên kết chặt chẽ với nhau còn những câu văn có hình ảnh là những liên tưởng, tưởng tượng của chính mình. Mong rằng qua gợi ý trên của Taimienphi.vn, em có thể viết được hai cách này. Mời em xem thêm những bài văn mẫu lớp 11 khác: Viết đoạn văn về mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh trong bài Nhớ đồng; Phân tích một đoạn trích trong Truyện Kiều; Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc bài hát ….

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button