Cảm nghĩ của em về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông Lão Đánh Cá và Con Cá Vàng

Đã kiểm duyệt nội dung

Đề bài: Cảm nghĩ của em về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông Lão Đánh Cá và Con Cá Vàng

cam nghi cua em ve nhan vat ong lao danh ca trong tac pham ong lao danh ca va con ca vang

Cảm nghĩ của em về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông Lão Đánh Cá và Con Cá Vàng

I. Dàn ý Cảm nghĩ của em về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông Lão Đánh Cá và Con Cá Vàng (Chuẩn)

Giới thiệu tác giả và tác phẩm, nhân vật ông lão đánh cá: Nhân vật ông lão đánh cá đại diện cho cái thiện lương, tấm lòng đơn thuần, nhân hậu.

2. Thân bài

– Bản tính lương thiện, thật thà- Nhân hậu, hiền lành, chịu thương chịu khó…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Cảm nghĩ của em về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông Lão Đánh Cá và Con Cá Vàng tại đây

II. Bài văn mẫu Cảm nghĩ của em về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông Lão Đánh Cá và Con Cá Vàng (Chuẩn)

Trong cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại những mặt đối lập như phải – trái, đúng – sai và trong xã hội cũng tồn tại sự đối lập giữa những con người, có người thiện – người ác, người gian – người ngay. Trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của A.Puskin ta cũng bắt gặp những con người nhân hậu và những kẻ tham lam, bội bạc. Nếu mụ vợ là đại diện cho sự tham lam, vô tình thì nhân vật ông lão đánh cá đại diện cho cái thiện lương, tấm lòng đơn thuần, nhân hậu.

Đọc thêm:
Phân tích quan điểm yêu của Xuân Diệu qua Vội vàng

Truyện kể về hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo khổ, hàng ngày chồng đi thả lưới còn vợ ở nhà kéo sợi. Vào một ngày ông lão đánh cá kéo lưới được một con cá vàng, đó là con cá thần, cá vàng xin ông lão thả mình về biển và trả ơn nhưng ông lão bằng ba điều ước, ông lão vui vẻ thả cá về biển mà chẳng cần trả ơn. Thế nhưng khi mụ vợ của ông biết chuyện đã hết lần này đến lần khác bắt ông lão ra biển xin cá vàng đủ mọi thứ, lòng tham vô đáy của mụ đã khiến cho cá vàng và biển cả tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã ban cho, mụ vợ khi ấy lại trở về bên chiếc máng lợn cũ và túp lều rách nát.

Qua câu chuyện ta thấy, ông lão đánh cá là một người rất lương thiện, dù đã kéo nhiều lần không được gì nhưng khi bắt được cá vàng, ông vẫn thả cá đi mà không hề đòi hỏi gì. Tuy cuộc sống của hai vợ chồng rất nghèo khổ, nhưng không vì thế mà ông nảy sinh lòng tham muốn cá vàng đền đáp, dù chẳng có gì trong tay nhưng ông lại nói với cá vàng “ta cũng chẳng cần gì”. Điều đó cho ta thấy ông lão đánh cá là người rất biết yên phận với cuộc sống của mình, đối với ông cuộc sống như vậy là đủ rồi, không cầu toàn và không ham muốn vật chất cao sang, ông chăm chỉ lao động và đối với ông đó là niềm vui cuộc sống. Ông cũng rất thật thà, khi về nhà đã đem toàn bộ câu chuyện gặp cá vàng kể lại cho vợ, nhưng không ngờ vợ lại mắng chửi ông gay gắt. Trái lại với tấm lòng nhân hậu của ông lão đánh cá, mụ vợ lại có lòng tham không đáy, hơn thế lại là một kẻ bội bạc.

Đọc thêm:
Bài văn Cảm nhận về 8 câu thơ cuối của bài Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du siêu hay tuyển chọn

Tất cả sáu lần mụ vợ bắt ông lão đánh cá ra biển yêu cầu cá vàng thực hiện mong muốn của mụ, thế nhưng khi mong muốn được thực hiện bà không hề cảm ơn người chồng của mình ngược lại còn chửi rủa, khinh thường và bội bạc đối với ông lão đánh cá. Ông lão đánh cá quả thực là một người thương vợ và tôn trọng ý kiến của vợ, lần nào ông cũng đi ra biển xin cá thực hiện mong muốn của vợ còn ông không mảy may có mong muốn gì. Dù ông nhận ra sự tham lam, bội bạc của vợ mình nhưng ông vẫn rất cam chịu, nhẫn nhịn, không hề tranh cãi hay cáu gắt với vợ bởi ông nghĩ tới sự êm ấm của hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên ông lão đánh cá cũng có một phần nhu nhược, sợ vợ và quá nghe lời vợ, chính sự nhu nhược hèn nhát của ông đã làm bộc lộ rõ bản chất của mụ vợ tham lam.

Có thể nói, trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, nhà văn Puskin đã xây dựng nhân vật ông lão đánh cá trở thành một hình tượng giàu tính nhân văn, đại diện cho cái thiện, lòng tốt của con người. Tuy nhiên nhân vật này cũng là một lời nhắc nhở chúng ta cần nhịn nhục đúng lúc, đúng chỗ và có giới hạn, không nên cứ cố nhẫn nhục rồi sẽ bị áp bức, bội bạc.

Đọc thêm:
Soạn bài Ôn tập phần Văn học - Ngữ văn 12 tập 1

-HẾT-

Tìm hiểu và phân tích nội dung bài Ông lão đánh cá và con cá vàng, bên cạnh bài Cảm nghĩ của em về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông Lão Đánh Cá và Con Cá Vàng, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 6 khác như: Phân tích truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, Tưởng tượng một kết thúc khác của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, Bình giảng về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng, Trong vai ông Lão, cá vàng hoặc mụ vợ hãy kể lại chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nghi-cua-em-ve-nhan-vat-ong-lao-danh-ca-trong-tac-pham-ong-lao-danh-ca-va-con-ca-vang-51883n.aspx

5/5 - (8621 bình chọn)

Chuyên Gia Thu Nhi

Chuyên Gia Thu Nhi PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ...

Bài viết liên quan

Back to top button